Khởi động kế hoạch bổ sung quỹ bảo hiểm
FDIC đã tiến hành một kế hoạch tìm kiếm nhằm đưa tỷ lệ dự trữ bảo hiểm của FDIC ở mức 1.35% theo ước tính của quy định bảo hiểm tiền gửi Mỹ hoặc dựa trên tỷ lệ phần trăm gần nhất của cơ quan trả phí.
Cơ quan này còn bỏ phiếu trước việc gia tăng tỷ lệ nộp phí, dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2011, theo đó mức phí sẽ tăng 3 cent trên 100 USD đối với các tài khoản tiền gửi của ngân hàng.
Các thành viên của Ủy ban cũng đã bỏ phiếu để đưa ra biện pháp đó là tiếp tục hạn chế cổ tức hay giảm bớt số tiền trả cho các ngân hàng cho đến khi quỹ bảo hiểm của FDIC ở mức độ ổn định, ít nhất cho đến lúc cơ quan này đạt được qua mức dự trữ 1.50% cho các khoản bảo hiểm tiền gửi.
Mục đích là để đảm bảo rằng các tổ chức tài chính sẽ tiếp tục trả tiền vào quỹ bảo hiểm, mà được sử dụng để thanh toán cho người gửi tiền của các ngân hàng bị phá sản trong thời kỳ tốt cũng như xấu. FDIC cũng đề xuất một mục tiêu dài hạn về việc nâng tỷ lệ dự trữ quỹ bảo hiểm tiền gửi lên 2% vào năm 2027. Các tổ chức tài chính và các cá nhân quan tâm có thể đóng góp ý kiến cho việc này trong vòng 30 ngày, dựa trên Luật sửa đổi Ngân hàng- Dodd-Frank.
Giám đốc Cộng đồng các nhà kinh doanh ngân hàng độc lập Mỹ- Chris Cole cho biết “ Ông tin rằng ngành ngân hàng sẽ nhận ra việc các tổ chức tài chính nên đóng góp vào quỹ khi nền kinh tế đang hoạt động tốt. Ông còn chỉ ra rằng hầu hết các ngân hàng không phải trả bất cứ một loại phí nào cho Quỹ từ năm 1996 đến 2006 khi nền kinh tế đang còn khỏe mạnh và đó là một sai lầm.”
Cơ quan này cũng đã hạ thấp tỷ lệ các ngân hàng bị phá sản ảnh hưởng đối với chi phí của quỹ, theo dự đoán thì từ năm 2010 đến 2014 quỹ sẽ phải gánh khoảng 52 tỷ USD chi phí cho việc giải quyết các ngân hàng phá sản.. Trước đó, vào tháng 7-FDIC tuyên bố dự kiến chi phí cho các ngân hàng bị phá sản từ năm 2010 đến 2014 là 60 tỷ USD. Còn thời điểm tháng 9 năm 2009, FDIC đã tính rằng từ năm 2009 đến 2013 các ngân hàng bị phá sản sẽ làm quỹ tổn thất 100 tỷ USD. Hiện FDIC đang thu phí từ các ngân hàng để trả cho người gửi tiền của tổ chức bị phá sản. Tuy nhiên, thời điểm từ 2009 đến 2010 tỷ lệ dự trữ và thu chi của quỹ rơi vào trạng thái âm. Theo Luật sửa đổi Dodd-Frank, qui định của nhà nước là khi mức độ bảo hiểm ngân hàng đạt 1.35%, các ngân hàng nhận lại 50% phí và khi mức độ bảo hiểm ngân hàng đạt 1.50% thì sẽ nhận lại 100%. Với các qui định được đề xuất, các ngân hàng sẽ dần trả phí thấp hơn khi tỷ lệ dự trữ bảo hiểm đạt 1.15%, 2% và 2.5% nhưng họ sẽ không còn nhận được cổ tức hoặc giảm giá về lệ phí.
Hướng dẫn giải quyết rủi ro trong chương trình thấu chi tự động.
Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã ban hành Hướng dẫn cuối cùng để giải quyết các rủi ro liên quan đối với chương trình thanh toán thấu chi vào cuối tháng 11. Hướng dẫn này được thiết kế nhằm đảm bảo sự giám sát chặt chẽ các chương trình thấu chi tự động mà các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi của FDIC cung cấp.
Trong khi nhiều ngân hàng cộng đồng đã thận trọng quản lý nhưng một số ngân hàng đã để chương trình tự động dẫn đến người tiêu dùng sử dụng quá mức với chi phí cao các sản phẩm tín dụng ngắn hạn. Hướng dẫn nhằm thúc đẩy các chương trình phổ biến “ý thức thấu chi” bằng cách đưa ra những yêu cầu mong muốn của chúng tôi." Bà Sheila Bair Chủ tịch FDIC nói "Khi ngân hàng phát hiện trường hợp khách hàng sử dụng quá mức chương trình thấu chi tự động thì họ cần phải tiếp xúc với khách hàng để tư vấn về những sản phẩm dịch vụ thay thế thích hợp hơn với giá thấp hơn mà thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng"
Đáp ứng mối quan tâm về các chương trình thấu chi tự động, ngày 11 tháng 8 năm 2010 FDIC đã đưa ra dự thảo để lấy ý kiến công chúng về cách thức giám sát của các tổ chức tín dụng có hoạt động ngân hàng theo dõi và giám sát các chương trình thấu chi. Các đề xuất trong Hướng dẫn được khởi nguồn từ Nghiên cứu về chương trình thấu chi tự động của FDIC vào tháng 11 năm 2008 khi ngày càng có nhiều người sử dụng dịch vụ thấu chi và sự gia tăng những khiếu nại của người tiêu dùng liên quan tới chương trình thấu chi. FDIC đã nhận được hơn 900 ý kiến bằng văn bản cho dự thảo Hướng dẫn từ các tổ chức tài chính, các tập đoàn thương mại liên quan, người tiêu dùng cá nhân, các nhóm vì lợi ích công & bảo vệ người tiêu dùng và một thành viên của Quốc hội. Bản Hướng dẫn cuối cùng đã hợp nhất các ý kiến đóng góp để đưa ra đúc kết như mong muốn.
Bản Hướng dẫn cuối cùng này cung cấp thông tin để hỗ trợ các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi của FDIC giám sát trong việc xác định, quản lý và giảm nhẹ rủi ro liên quan đến các chương trình thanh toán thấu chi, bao gồm những rủi ro nhất định có thể gây tổn hại tài chính nghiêm trọng cho người tiêu dùng. Hướng dẫn tập trung vào các chương trình thấu chi và khuyến khích các ngân hàng tự động cung cấp giải pháp thay thế ít tốn kém hơn. Ngoài ra, để tránh tai tiếng và các rủi ro khác, FDIC hy vọng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi hàng ngày đưa ra giới hạn chi phí thích hợp của khách hàng và đảm bảo rằng các giao dịch không được xử lý với mục đích tối đa hóa chi phí cho người tiêu dùng, chẳng hạn như bằng cách kiểm tra các món thấu chi từ lớn nhất đến nhỏ nhất. Hướng dẫn cũng nhắc nhở các tổ chức tham gia BHTG thực hiện các yêu cầu theo pháp luật và quy định hiện hành.
Để các tổ chức tham gia BHTG có đủ thời gian rà soát và xem xét nhằm đáp ứng các yêu cầu trong Bản hướng dẫn cuối cùng, FDIC sẽ tiếp nhận bất kỳ nỗ lực bổ sung nào để giảm thiểu các rủi ro theo quy định cho đến ngày 1 tháng 7 năm 2011.