Theo ông Martin J.Gruenberg, hợp tác xuyên biên giới là yêu cầu quan trọng để định vị và xử lý các vấn đề có quy mô lớn, liên quan cùng lúc tới nhiều quốc gia. Theo đó, FDIC đang triển khai quá trình hợp tác với một số quốc gia nhằm tăng cường mối quan hệ xuyên biên giới, qua đó góp phần xây dựng nền tảng về hợp tác trong trường hợp xảy ra đổ vỡ các G-SIFIs tại Mỹ cũng như các G-SIFIs nước ngoài đang hoạt động tại Mỹ.
Hiện FDIC đang phối hợp chặt chẽ với nhiều tổ chức tài chính quan trọng các quốc gia tại Anh, Liên minh Ngân hàng Châu Âu, Thụy Sĩ và Nhật Bản nhằm củng cố cách nhìn nhận việc xử một G-SIFI đổ vỡ như thế nào có trật tự để không phát sinh thuế dân. Sự hợp tác này là rất cần thiết để định vị và xử lý vấn đề đổ vỡ xuyên biên giới.
Trong các mối quan hệ xuyên biên giới, hợp tác song phương giữa Anh và Mỹ được đánh giá là đặc biệt quan trọng. Nhằm tăng cường quan hệ chặt chẽ giữa hai quốc gia, hồi tháng 10/2014, FDIC đã chủ trì cuộc họp giữa những người đứng đầu Bộ tài chính, Ngân hàng Trung ương và các cơ quan giám sát tài chính Anh và Mỹ. Nội dung thảo luận tập trung vào những thách thức về xử lý thành công các tổ chức tài chính mang tầm ảnh hưởng hệ thống cũng như phương thức hợp tác của 2 quốc gia trong xử lý các vấn đề xuyên biên giới. Từ cuối năm 2012, cơ sở hợp tác song phương giữa 2 quốc gia đã được triển khai, bao gồm việc ký kết các thỏa thuận chung về xử lý đổ vỡ G-SIFI và tham gia các cuộc diễn tập mô phỏng ứng phó với các tình huống khác nhau.
Hiện FDIC đang thảo luận với Hội đồng xử lý đơn nhất châu Âu về hợp tác và lập kế hoạch xử lý các G-SIFIS có tài sản và hoạt động tại Mỹ cũng như Eurozone.
FDIC và Ủy ban Châu Âu (EC) đã thành lập nhóm làm việc do lãnh đạo cấp cao của EC và FDIC phụ trách, họp 2 lần/năm để bàn bạc, xử lý các vấn đề xuyên biên giới và liên quan đến lĩnh vực BHTG.
Bên cạnh đó, FDIC còn thường xuyên thảo luận với chính quyền Thụy Sĩ để nhìn nhận các vấn đề có thể phát sinh trong xử lý đổ vỡ xuyên biên giới, đồng thời xây dựng kế hoạch diễn tập mô phỏng cho năm nay. FDIC cũng đã tổ chức gặp gỡ song phương thường niên với Nhật Bản, bao gồm thảo luận trực tiếp về chiến lược xử lý đổ vỡ theo Luật BHTG Liên bang, Đạo luật Dodd-Frank và các chế tài xử lý đơn nhất hay đặc biệt của Nhật Bản.