Như vậy, lạm phát sẽ phải được nới lỏng. Vậy thì Fed nên cân nhắc các mục tiêu cạnh tranh đó thế nào? Có thể Fed muốn rũ sạch những giáo lý từ những năm 1990 đó là "lạm phát cơ hội".
Nền kinh tế Mỹ đã sáng hơn
Nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng ổn định và đúng hướng khi hầu hết các ngành và lĩnh vực đều ghi nhận những chuyển biến mạnh mẽ. Kết luận trên được đưa ra trong báo cáo Beige Book về triển vọng kinh tế được Fed công bố ngày 3/12.
Trong báo cáo, Fed nhận định, nền kinh tế đầu tàu thế giới đang dần lấy lại đà tăng trưởng ổn định và tích cực, thể hiện qua báo cáo của tất cả 12 ngân hàng trực thuộc Fed trong hai tháng 10 và 11 vừa qua.
Theo báo cáo, có đến 11 khu vực được Fed đánh giá tăng trưởng "khả quan" ở hầu hết các lĩnh vực do mức chi tiêu tiêu dùng tiếp tục tăng mạnh tại hầu hết các địa phương trên cả nước và nhờ việc giá xăng dầu giảm mạnh, thúc đẩy chi tiêu của người dân. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 5,8%. Nếu cứ theo đà tăng trưởng việc làm của năm nay, dự đoán trong vòng 1 năm tới tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống mức 5% - đúng như mức dự kiến của Fed.
Nhưng ngay cả khi Fed chạm được mục tiêu việc làm của mình thì sẽ bị bỏ lỡ mức mục tiêu lạm phát 2%. Lạm phát trong tháng 10 là 1,7% và lạm phát lõi chỉ khoảng 1,5%. Giá xăng dầu giảm có thể sẽ đẩy lạm phát lõi xuống thấp hơn.
Theo quan điểm của Fed, xu hướng này là tạm thời và trong vài năm tới, nền kinh tế và lạm phát kỳ vọng sẽ tăng kéo lạm phát quay trở lại mức mục tiêu. Tuy nhiên, sự sụt giảm giá dầu là điềm tốt. Nó sẽ tạo ra một động lực mạnh mẽ cho tiêu dùng và việc làm trong 6 tháng tới và tăng cường sức mạnh cho lĩnh vực bán lẻ.
Mâu thuẫn trong mục tiêu việc làm và lạm phát
Nhưng, cùng với sự gia tăng giá của USD, sự sụt giảm giá cả hàng hóa sẽ giữ lạm phát dưới mức mục tiêu trong nhiều năm tới. Lạm phát đã tồn tại dưới mức mục tiêu dài hơn Fed dự kiến. Các dữ liệu mới nhất cho thấy rằng, người dân nước này mong đợi lạm phát dựa theo lạm phát thực tế chứ không phải là các biện pháp xung quanh khác.
Trong bối cảnh việc làm đầy đủ, điều này có vẻ chấp nhận được. Lạm phát quá thấp có nghĩa là sau khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, lãi có thể một lần nữa lại giảm xuống mức 0%. Điều này sẽ gây ra nguy cơ khi mức lạm phát tiếp tục xuống sâu hơn nữa.
Hai thập kỷ trước, lạm phát cao hơn bất kỳ định nghĩa hợp lý nào đối với giá cả ổn định. Khi suy tính làm thế nào để lạm phát xuống thấp, các quan chức Fed đã đưa ra với các khái niệm "lạm phát cơ hội" Fed sẽ không cố tình đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái, nhưng cuộc suy thoái là không thể tránh khỏi dẫn đến việc thiếu hụt sản lượng, thúc đẩy lạm phát tiến gần hơn đến mức mục tiêu.
Năm 1996 Cựu Chủ tịch Fed Laurence Meyer định nghĩa "lạm phát cơ hội" như sau: “Theo chiến lược này, khi lạm phát trở nên khiêm tốn giống như hiện tại, chính sách của Fed trong thời gian tới là tập trung vào việc duy trì xu hướng tăng trưởng việc làm đầy đủ dựa theo tỷ lệ lạm phát hiện hành. Tại thời điểm này, các ưu tiên ngắn hạn này nhằm: duy trì việc mở rộng và ngăn chặn sự gia tăng của lạm phát.
Đây là một chiến lược trong việc giảm lạm phát vì nó tận dụng các cơ hội kinh tế suy thoái không thể tránh khỏi và những cú sốc bởi dư thừa nguồn cung kéo lạm phát xuống theo thời gian”.
Chiến lược này đã thành công: sau khi suy thoái kinh tế năm 2001, lạm phát đã giảm xuống 2% và dừng ở đó.
Ngày hôm nay chính là những hình ảnh tương phản của "lạm phát cơ hội": khai thác bất kỳ điểm nóng nào của nền kinh tế để thúc đẩy lạm phát cao hơn. Nếu thất nghiệp giảm xuống 5% trong năm tới, thì sẽ mang đến hai lợi ích cho thị trường lao động.
Đầu tiên, nó sẽ thúc đẩy tăng lương. Thu nhập theo giờ tăng 0,4% trong tháng 11, một sự tăng trưởng đột biến. Tuy nhiên, tính tổng trong vòng 1 năm, mức lương của người lao động vẫn tăng chỉ 2,1%. Vì lợi nhuận trong năm vừa rồi khá cao, nên sẽ phải mất vài năm tăng trưởng lương mạnh mẽ hơn để tạo ra lạm phát chi phí đẩy (cost-push inflation).
Thứ hai, một số người thất nghiệp dài hạn trước đây rút khỏi thị trường lao động cần phải quay trở lại thị trường việc làm để lấy lại một số sản lượng tiềm năng bị tổn thất trong thời gian kinh thế giới trải qua thời kỳ trầm cảm.
Để có được lạm phát cao hơn đòi hỏi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống dưới mức tỷ lệ tự nhiên trong một thời gian. Điều đó có thể xảy ra ngay cả trong kế hoạch hiện tại mà trong đó lãi suất bắt đầu tăng dần từ mức 0% trong năm 2015. Nếu vậy, Fed đơn giản cứ để nó tự diễn ra hoặc là Fed có thể khuyến khích quá trình này bằng cách trì hoãn bình thường hóa lãi suất hoặc kéo dài nó thêm nhiều tháng.
Điều này không phải là không có những cạm bẫy; lạm phát có thể cất cánh nhanh hơn dự kiến, hoặc có thể làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng tài chính. Mặt khác, lạm phát có thể không biến động trong thời gian dài và sau đó Fed sẽ kết luận tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thực sự thấp hơn 5% và rồi tổ chức này sẽ vui mừng để không siết chặt tín dụng quá sớm.