Phiên này, đã có lúc đồng rupee của Ấn Độ đã chìm xuống mức thấp kỷ lục mới so với đồng bạc xanh khi 65,27 rupee mới đổi được 1 USD, nhưng đồng tiền này đã phục hồi nhẹ trong phiên chiều lên 65,15 rupee/USD, song vẫn còn giảm mạnh so với mức 64,72 rupee/USD của cuối phiên trước (21/8).
Tại Indonesia, đồng rupiah được giao dịch ở mức 10.958 rupiah/USD, so với 10.945 rupiah/USD của phiên hôm trước. Tương tự, tại Thái Lan, đồng baht cũng giảm xuống so với USD, khi tỷ giá phiên này so với đồng bạc xanh là 32,12 baht/USD, so với 31,77 baht/USD của phiên trước.
Biên bản cuộc họp mới nhất của Fed (30-31/7/2013) cho thấy các thành viên trong hội đồng quản trị vẫn bị chia rẽ xung quanh vấn đề khi nào thì rút lại chương trình mua trái phiếu trị giá 85 tỷ USD hàng tháng, hay còn được gọi là chương trình nới lỏng định lượng (QE3). Một số ủng hộ quan điểm rút dần QE3 ngay trong tháng Chín năm nay, số khác cho rằng Fed cần thêm nhiều bằng chứng nữa cho thấy nền kinh tế Mỹ đã đủ mạnh để không cần tới sự hỗ trợ này nữa.
Trong khi đó, Chủ tịch Fed Ben Bernanke nói rằng Fed sẽ không dừng QE3 chừng nào nền kinh tế còn chưa tự đứng được trên đôi chân của nó và tỷ lệ thất nghiệp còn chưa xuống mức dưới 7%.
Tại Tokyo vào chiều 22/8, đồng USD cũng tăng lên so với đồng yen khi đổi được 98,21 yen thay vì 97,67 yen của phiên trước. Trong khi đó, đồng euro cũng giảm so với USD khi chỉ mua được 1,3340 USD so với 1,3359 USD của phiên trước. Đồng tiền châu Âu đổi được 131,02 yen, so với 130,46 yen của phiên trước.
Kengo Suzuki, chiến lược gia về tiền tệ của Mizuho Securities cho rằng các thị trường đã phản ứng với điều này bằng cách cổ phiếu đồng loạt lao dốc, lãi suất tăng lên còn đồng USD thì được mua vào mạnh. Khả năng chấm dứt gói QE3 của Fed đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt rút vốn ra khỏi các nền kinh tế đang nổi trong mấy tháng gần đây, tạo nên xu hướng lao dốc của các thị trường chứng khoán và tiền tệ tại các nước này.
Tuy nhiên, đà đi xuống trên phần nào được chặn lại nhờ chỉ số về hoạt động thu mua (PMI) trong lĩnh vực công nghiệp của Trung Quốc trong tháng Tám đã tăng tốt hơn dự kiến, lên mức 50,1 so với mức 47,7 của tháng Bảy. Số liệu sơ bộ này của ngân hàng HSBC chỉ ra rằng đây là lần đầu tiên trong vòng bốn tháng qua, PMI của Trung Quốc đã tăng lên, có thể là một bước ngoặt cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Đồng bạc xanh phiên này cũng tăng so với phần lớn các đồng tiền châu Á khác, trong khi đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tăng từ 15,89 yen lên 16,04 yen.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...