i, Khả năng thanh khoản và thanh toán của hệ thống ngân hàng Hy Lạp rất yếu kém;
ii, Chất lượng tín dụng của các ngân hàng Hy Lạp đặc biệt yếu kém. Vừa qua, bốn ngân hàng lớn nhất nước này báo cáo các khoản vay quá hạn 90 ngày tương đương với khoảng 36% tổng dư nợ trong nước.
iii, Các ngân hàng Hy Lạp không thể được tái cấp vốn từ nguồn lực trong nước do điều kiện tài chính yếu kém. Trong khi đó, nguồn tái cấp vốn từ Cơ chế ổn định tài chính Châu Âu đã ngừng tiếp sức cho Hy Lạp sau khi chương trình cứu trợ tài chính hết hạn vào ngày 30/6. Cuối năm 2013, số liệu thống kê cho thấy Quỹ bảo hiểm tiền gửi Hy Lạp chỉ còn 3 tỷ euro. Theo Chỉ thị về cơ chế BHTG châu Âu, các ngân hàng trong phạm vi EU có thể đề xuất sự hỗ trợ của các quỹ BHTG nước khác. Tuy nhiên, việc này gặp sự phản đối từ các nước thành viên khi lo ngại về tình hình tài chính Hy Lap;
iv, Cơ chế ổn định tài chính châu Âu vẫn có thể đổ tiền trực tiếp vào ngân hàng Hy Lạp, nhưng chỉ với điều kiện tiên quyết là mức vốn tối thiểu đạt 8% tổng các khoản nợ và quỹ sở hữu. Trong khi đó, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tài sản của bốn ngân hàng lớn nhất Hi Lạp là 8% -10% vào cuối quý 1 năm 2015, nhưng những thiệt hại phát sinh gần đây rất có thể khiến con số này sụt giảm;
v, Các điều kiện ép buộc của chủ nợ quốc tế về việc thắt chặt chi tiêu và phát triển kinh tế theo con đường khắc khổ khiến Hy Lạp khó đáp ứng.
Các ngân hàng Hy Lạp cho biết họ chỉ còn 1 tỉ euro tiền mặt cho đến hết cuối tuần - tương đương vỏn vẹn 90 euro mỗi đầu người ở đất nước 11 triệu dân này. Dù kết quả cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức ngày 5/7 như thế nào, các ngân hàng Hy Lạp cũng sẽ phải cần tới sự trợ giúp khẩn cấp của Ngân hàng trung ương châu Âu vào đầu tuần tới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 2/7 cho biết Hy Lạp cần ít nhất 50 tỷ euro (55 tỷ USD) nữa, trong đó có 36 tỷ euro từ các đối tác cho vay ở châu Âu để ổn định tình hình tài chính nước này.
Đ.T.T
Nguồn tham khảo:
http://www.reuters.com/article/2015/07/02/idUSFit92776020150702