Theo đó, Fitch Rating đánh giá tín nhiệm của LPS ở mức AAA. Đây là mức xếp hạng cao nhất được trong thang xếp hạng quốc gia của Fitch Ratings thể hiện tổ chức được kỳ vọng rủi ro mất khả năng thanh toán thấp nhất so với tất cả các tổ chức khác trong cùng một quốc gia.
Một số chỉ tiêu xếp hạng của LPS cụ thể như sau:
Vấn đề về quản trị, sở hữu và trạng thái hoạt động ở mức “Rất mạnh”: LPS hoạt động theo Luật BHTG năm 2004 và sẽ chỉ phải dừng hoạt động nếu Luật BHTG bị hủy bỏ. Khi xảy ra trường hợp đó, tài sản và nợ phải trả của LPS sẽ được chuyển cho tiểu bang hoặc một tổ chức công được chỉ định bởi Nhà nước để thanh lý. LPS chỉ chịu trách nhiệm trực tiếp trước tổng thống Indonesia, và một nửa ủy viên của Hội đồng thành viên LPS là các đại diện của Bộ Tài chính, Cơ quan Dịch vụ Tài chính và Ngân hàng Trung ương Indonesia.
Kỳ vọng phát triển ở mức “Mạnh”: Chỉ tiêu này dựa trên khung pháp lý quốc gia hỗ trợ cho nguồn doanh thu được xác định rõ và khả năng được hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước để duy trì sự ổn định tài chính của LPS. Khung pháp lý đảm bảo tư cách thành viên của các tổ chức tham gia BHTG, vì quy định yêu cầu mọi ngân hàng hoạt động trong nước phải tham gia BHTG và cho phép điều chỉnh phí bảo hiểm khi đáp ứng một số tiêu chí theo luật. Khung pháp lý cho phép hỗ trợ tài chính từ ngân sách Nhà nước, bao gồm cả việc bơm vốn để duy trì vốn của LPS trên 4 nghìn tỷ IDR (tương đương 260 triệu đô la Mỹ), cho vay và mua trái phiếu Chính phủ trong trường hợp tổ chức BHTG này phải đối mặt với vấn đề thanh khoản.
Ảnh hưởng chính trị-xã hội mạnh mẽ của việc mất khả năng thanh toán ở mức “Mạnh”: Fitch coi LPS là một tổ chức quan trọng của Chính phủ (GRE) trong vai trò chính sách để hỗ trợ sự ổn định của hệ thống tài chính. Luật pháp quy định LPS là tổ chức BHTG duy nhất ở Indonesia và là cơ quanxử lý các ngân hàng quan trọng trong hệ thống trong trường hợp khủng hoảng tài chính. Fitch cho rằng nếu LPS mất khả năng thanh toán sẽ ảnh hưởng đến nghiệp vụBHTG, dẫn đến những tác động chính trị xã hội tiêu cực vì LPS chịu trách nhiệm bảo vệ 99% tài khoản tiền gửi của quốc gia và 53% tổng số tiền gửi danh nghĩa quốc nội tính đến tháng 2 năm 2020. Vì LPS chịu trách nhiệm xử lý ngân hàng, nên nếu LPS mất khả năng thanh toán thì những vụ đổ vỡ ngân hàng sẽ phá vỡ sự ổn định của hệ thống tài chính và dẫn đến những tác động chính trị xã hội tiêu cực.
Vai trò đối với hệ thống tài chính ở mức 'Rất mạnh': Fitch tin rằng LPS là một cơ quan quan trọng để đảm bảo sự ổn định và khả năng phục hồi của hệ thống ngân hàng Indonesia. Vai trò của LPS là sự tiếp nối, duy trì các chính sách của Chính phủ nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1998, bao gồm chương trình BHTG toàn bộ và thành lập Cơ quan tái cấu trúc Ngân hàng Indonesia.
LPS giúp Chính phủ duy trì niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính ngân hàng, từ đó ổn định tài chính của đất nước. Do đó, việc mất khả năng thanh toán của tổ chức nàycó ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với sự ổn định tài chính và kinh tế Indonesia, bao gồm cả việc làm thiệt hại cho Chính phủ và khả năng vay và tái cấp vốn của quốc gia trên thị trường vốn, cũng như tâm lý của các nhà đầu tư đối với khu vực công, các tổ chức tài chính nhà nước khác và hệ thống ngân hàng Indonesia.
Fitch phân loại tín nhiệm của LPS gắn với mức tín nhiệm của Indonesia (ở mức BBB/ Ổn định). Quan điểm của Fitch dựa trên quyền sở hữu nhà nước đối với LPS, khung pháp lý được xác định rõ về hỗ trợ tài chính và vai trò chính sách của LPS trong việc ổn định hệ thống tài chính của đất nước. Fitch tin rằng Chính phủ có một động lực rất mạnh mẽ để hỗ trợ tài chính cho LPS nếu cần.
Một số nhân tố có thể ảnh hưởng đến việc hạ tín nhiệm của LPS bao gồm giảm vai trò chính sách của LPS, dẫn đến khả năng kết nối kém hơn với Chính phủ hoặc giảm động lực Chính phủ hỗ trợ cho tổ chức này. Việc Chính phủ giảm hỗ trợ cho quỹ BHTG cũng có thể làm hạ tín nhiệm của LPS.