Theo tuyên bố chung sau hội nghị, các quốc gia thành viên cam kết sẽ dứt khoát điều chỉnh các chính sách tiền tệ và tài chính nếu cần thiết để ứng phó với những rủi ro của nền kinh tế “ì ạch” trong thời gian dài, đồng thời giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng GDP toàn cầu đạt 2% vào năm 2018.
Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ali Babacan cho biết các nước thành viên G20 đã cam kết phát triển các chiến lược tăng trưởng toàn diện để thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng. Ông cho biết các chiến lược phát triển của G20 nhằm mục đích tăng đầu tư, tạo thêm việc làm, thúc đẩy thương mại và cạnh tranh.
G20 nhận định triển vọng lạc quan ở một số nền kinh tế chủ chốt song vẫn đánh giá kinh tế toàn cầu nói chung còn “ảm đạm” khi tốc độ tăng trưởng giữa các nước không đồng đều, kim ngạch trao đổi thương mại tăng chậm, nhu cầu yếu, tình hình thị trường việc làm u ám và bất bình đẳng thu nhập ngày càng tăng.
Thông cáo cũng nhắc đến tốc độ tăng trưởng chậm tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), Nhật Bản và một số nền kinh tế mới nổi khác, trong khi các quốc gia đang phát triển có nhịp độ tăng trưởng mạnh hơn nhưng gần đây đã có phần giảm sút.
G20 hoan nghênh chính sách nới lỏng định lượng (QE) của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), dù Đức bày tỏ nhiều quan ngại, và cho biết quyết định trên sẽ hỗ trợ cho sự phục hồi của Eurozone.
Bên cạnh đó, G20 đánh giá rằng giá dầu giảm mạnh có thể tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế thế giới, thúc đẩy sức mua của các nước nhập khẩu năng lượng và làm giảm áp lực lạm phát. Tuy nhiên, do dự báo giá dầu vẫn chưa rõ ràng nên cần theo dõi sát tình hình tại các thị trường cũng như ảnh hưởng của biến động giá dầu tới kinh tế thế giới.
Về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất trong năm nay, G20 cho biết một số nền kinh tế tiên tiến với triển vọng tăng trưởng mạnh đang tiến gần hơn tới bình thường hóa chính sách, song thông cáo nêu rằng trong môi trường vĩ mô mà các chính sách tiền tệ trái ngược nhau và sự bất ổn trên thị trường tài chính tăng lên, việc quyết định các hệ thống chính sách cần được xem xét và thảo luận kỹ càng để giảm thiểu sự lây lan của các tác động tiêu cực.
Liên quan đến tiến trình cải cách Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) theo hướng tăng đại diện cho các nước đang phát triển, G20 bày tỏ không hài lòng về tốc độ thực hiện tiến trình này, đồng thời kêu gọi Mỹ phê chuẩn thỏa thuận về cải cách IMF.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...