Theo Chính phủ Nhật Bản, kinh tế nước này trong quý 3 giảm 0,5% so với quý 2 và giảm 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi các con số tương ứng được công bố ba tuần trước đó là giảm 0,4% và 1,6%.
Trong quý 2, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã giảm ở các mức 1,8% và 7,3%. Như vậy, số liệu mới đã xác nhận sự suy thoái của nền kinh tế này sau hai quý tăng trưởng âm liên tiếp.
Trong quý 3, cả đầu tư của doanh nghiệp và chi tiêu của người dân đều không được như dự kiến. Chi tiêu tiêu dùng chỉ tăng 0,4% trong quý 3 sau khi giảm 5,1% trong quý 2. Đầu tư của tư nhân cho nhà ở giảm 6,8%. Trong khi đó, chi tiêu vốn của doanh nghiệp giảm 0,4%, mạnh hơn mức giảm 0,2% theo dự kiến ban đầu.
Tuy nhiên, theo ông Marcel Thieliant, nhà kinh tế trưởng của Capital Economics, việc điều chỉnh đối với hoạt động tích trữ của doanh nghiệp đã ảnh hưởng lớn đến GDP, cho thấy sự yếu kém của nền kinh tế, trong khi các số liệu của tháng 10 khả quan hơn. Ông cho rằng kinh tế Nhật Bản có thể tăng trưởng trở lại trong quý cuối năm.
Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, nước này đạt thặng dư tài khoản vãng lai 833 tỷ yen trong tháng 10, nhờ đồng yen yếu và giá dầu giảm. Trong khi đó, thu nhập tăng nhờ cổ phiếu lên giá và lợi nhuận từ các khoản đầu tư trực tiếp khác tăng. Ngoài ra, thâm hụt trong lĩnh vực dịch vụ giảm hơn một nửa khi lượng du khách nước ngoài đạt con số kỷ lục.
Quyết định tăng thuế tiêu dùng từ 5% lên 8% từ đầu tháng Tư năm nay được cho là nguyên nhân chính khiến kinh tế Nhật Bản phục hồi một cách khó khăn sau khi thoát khỏi cuộc suy thoái gần đây nhất vào cuối năm 2012.
Cuối tháng trước, Thủ tướng Shinzo Abe đã thông báo hoãn tăng thuế lên 10% cho tới tháng 4/2017, thay vì là tháng 10/2015 như kế hoạch ban đầu.
Thủ tướng Abe đã nỗ lực đưa nước Nhật thoát khỏi nhiều năm giảm phát bằng việc tăng cường chi tiêu công, nới lỏng chính sách tiền tệ, hướng tới mục tiêu lạm phát 2%.
Chính phủ Nhật Bản cũng đã cam kết thực hiện các biện pháp cải cách mạnh mẽ để tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, cho đến nay, lạm phát ở Nhật Bản vẫn chưa đạt một nửa mục tiêu, trong khi các cải cách chưa có nhiều tiến triển.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...