Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn lời ông Haresh Soni, Chủ tịch Liên đoàn Giao dịch đá quý và nữ trang toàn Ấn, cho biết, mức phí mà các công ty nữ trang nước này phải trả cho các ngân hàng và các nhà cung cấp vàng khác đã tăng lên mức 40 USD/oz so với giá vàng giao ngay tại thị trường London, từ mức 30 USD/oz trong tuần kết thúc vào ngày 2/8.
Theo ông Bachhraj Bamalwa, một giám đốc của liên đoàn đại diện cho khoảng 300.000 công ty nữ trang và công ty giao dịch vàng nói trên, dự báo, chênh lệch giữa giá vàng tại Ấn Độ và giá vàng tại London có thể lên mức 100 USD/tấn nếu Chính phủ không nới lỏng các quy định kiểm soát nhập khẩu kim loại quý này.
Mức chênh lệch này còn chưa tính tới thuế nhập khẩu 8% mà Ấn Độ hiện áp dụng đối với vàng.
Các ngân hàng và công ty giao dịch vàng ở Ấn Độ đã ngừng nhập khẩu kể từ hôm 22/7 khi RBI yêu cầu các nhà nhập khẩu vàng dành 20% lượng vàng nhập về để tái xuất dưới dạng nữ trang, ông Soni cho hay.
Nhập khẩu vàng vào Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, giảm sút có thể khiến giá vàng quốc tế giảm sâu thêm. Từ đầu năm tới nay, giá vàng quốc tế đã giảm 22%. Giá vàng đang đứng trước nguy cơ kết thúc chuỗi 12 năm tăng giá liên tục trong bối cảnh các nhà đầu tư không còn xem đây như một kênh lưu trữ giá trị hàng đầu. Vàng giảm độ hấp dẫn do có những đồn đoán cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sắp cắt giảm chính sách nới lỏng định lượng (QE).
“Vàng đang bị dừng nhập khẩu hoàn toàn. Khi có khách mua vàng, nhà cung cấp sẽ đòi chênh lệch giá rất cao. Những ai có vàng từ những đợt nhập khẩu trước đang hưởng lợi từ các biện pháp hạn chế của Chính phủ”, ông Soni phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn của Bloomberg qua điện thoại.
Từ tháng 7, RBI bắt đầu yêu cầu các nhà nhập khẩu vàng phải tái xuất một vàng số vàng nhập khẩu sau khi khối lượng vàng nhập khẩu vàng nước này trong tháng 6 tăng lên mức cao kỷ lục. Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Tài chính Ấn Độ Palaniappan Chidambaram xác nhận vào hôm 31/7 khi ông lên tiếng kêu gọi người dân “hãm” nhu càu mua vàng.
Năm nay, Ấn Độ đã tăng gấp đôi thuế nhập khẩu vàng lên 8% để ngăn chặn sự gia tăng thâm hụt cán cân vãng lai. Thâm hụt vãng lai khổng lồ là nguyên nhân chính khiến tỷ giá đồng Rupee rớt xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD.
Ông Bamalwa cho rằng, tình trạng thiếu cung vàng hiện này có thể khiến các nhà chế tác nữ trang của Ấn Độ không thể mua được vàng trước mùa cưới xin và lễ hội vào cuối năm. Trong một báo cáo công bố mới đây, ngân hàng Barclays cho rằng, chênh lệch giữa giá vàng ở Ấn Độ với giá vàng giao ngay ở London, chưa tính thuế nhập khẩu, có thể tăng thêm từ ngưỡng 40-45 USD/oz hiện nay chừng nào các quy định mới về nhập khẩu còn chưa được làm rõ. Ngoài ra, Barclays cũng cho rằng, chênh lệch giá chỉ ngừng tăng khi vàng tìm được đường vào Ấn Độ qua các kênh phi chính thức để đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.
Mùa lễ hội hàng năm ở Ấn Độ kéo dài từ tháng 8 đến tháng 10, tiếp theo là mùa cưới kéo dài từ tháng 11 đến tháng 12 và từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5. Trong mùa cưới và lễ hội, người dân Ấn Độ mua mạnh nữ trang để làm quà tặng.
Giá vàng giao ngay tại Tokyo sáng nay vào khoảng 1.330 USD/oz. Nếu tính thuế nhập khẩu 8%, cộng thêm khoản chênh lệch 40 USD/oz, thì giá vàng ở Ấn Độ có thể cao hơn giá vàng quốc tế khoảng 146 USD/oz, tương đương khoảng hơn 3,7 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC bán lẻ ở Việt Nam sáng nay cao hơn giá vàng quốc tế quy đổi 4 triệu đồng/lượng.
Ông Bamalwa nhận định, nhập khẩu vàng trong 6 tháng cuối năm 2012 của Ấn Độ có thể giảm dưới mức 150 tấn từ mức dự báo đưa ra trước đây là 175 tấn. Số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho thấy, cùng kỳ năm 2012, Ấn Độ nhập khẩu 478 tấn vàng. Cũng theo WGC, Ấn Độ chiếm khoảng 20% nhu cầu vàng toàn cầu trong năm 2012.
Theo ông Soni, tình trạng thiếu cung vàng khiến công suất hoạt động của các công ty sản xuất nữ trang ở Ấn Độ giảm khoảng 50%. Ngành này tạo việc làm cho khoảng 20 triệu người thợ chế tác nữ trang ở Ấn.
“Chúng tôi đang đề nghị Chính phủ nới các quy định nhập khẩu vàng nếu không toàn bộ ngành này sẽ sụp đổ và tình trạng thất nghiệp sẽ tăng mạnh. Chúng tôi đã kêu gọi Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét một đề xuất nhằm khuyến khích sử dụng nguồn vàng nhàn rỗi trong các hộ gia đình. Cách này sẽ giảm nhập khẩu vàng”, ông Soni phát biểu.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...