Hội thảo là cơ hội để các bên tham gia cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực BHTG. Ông Alex Kuczynski – Quỹ bồi thường dịch vụ tài chính Vương quốc Anh (FSCS) có bài phát biểu về Kế hoạch dự phòng rủi ro bảo hiểm tiền gửi và kiểm tra khả năng chịu đựng. Trong khi đó, diễn giả Ralf Benna – Hiệp hội các Ngân hàng Hợp tác Đức cấp quốc gia (Hiệp hội BVR) và Bernd Bretschneider từ GBB Ratings đi sâu vào nội dung xây dựng mô hình thu phí BHTG dựa trên mức độ rủi ro. Bên cạnh đó, với kinh nghiệm làm việc lâu năm tại Quỹ bồi thường cho nhà đầu tư Phần Lan, bà Mirjami Kajander đem tới hội thảo lần này cái nhìn tổng quan về chiến lược đầu tư đối với một quỹ BHTG. Việc xác định mục tiêu gây quỹ BHTG là một vấn đề tối quan trọng của bất kỳ tổ chức BHTG nào trên thế giới và đây cũng là bài phát biểu của ông Alexander B. Ufier đến từ Tổng Công ty BHTG Mỹ (FDIC). Hội thảo diễn ra dưới sự điều hành của các đại biểu đến từ Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ BHTG Áo.
WB FinSAC đặt trụ sở chính tại Vienna, Áo là một đơn vị chuyên môn của WB, chuyên nghiên cứu về thực tiễn thị trường tài chính – tiền tệ toàn cầu. Tổ chức này hoạt động với mục tiêu cung cấp góc nhìn chuyên môn độc lập nhằm tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ thực hiện cho các quốc gia mới nổi tại châu Âu và khu vực Trung Á (ECA).
FinSAC cung cấp tới các nhà hoạt định chính sách kiến thức và kinh nghiệm ở cấp độ toàn cầu nhằm giúp phát triển và nhân rộng những trường hợp điển hình đã vận hành tốt, đồng thời làm phong phú các cuộc thảo luận về chính sách và cải cách trong khu vực. Tổ chức này góp phần thúc đẩy đi đôi với hỗ trợ trong việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế vào thực tiễn hoạt động cho các tổ chức trên toàn thế giới và trong khu vực.
FinSAC tiến hành hỗ trợ về mặt kỹ thuật và chuyên môn ở 03 lĩnh vực chủ yếu là các vấn đề vĩ mô, vi mô và liên quan tới đổ vỡ ngân hàng. Cụ thể:
- Ổn định tài chính, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với khủng hoảng và các vấn đề ở tầm vĩ mô;
- Tăng cường giám sát và quy định chặt chẽ ở tầm vi mô, bao gồm cả xử lý những khoản vay không hoạt động
- Xử lý đổ vỡ và phục hồi ngân hàng, bao gồm thanh khoản ngân hàng
Ngoài những công tác trên, FinSAC còn cung cấp những khuyến cáo và hỗ trợ kỹ thuật, tham gia vào công tác kỹ thuật giúp các quốc gia thực hiện sáng kiến cụ thể về lập pháp, xây dựng thể chế nhằm thúc đẩy khả năng phục hồi và hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính – ngân hàng.
FinSAC cung cấp dịch vụ tư vấn và phân tích thông qua 03 kênh đặc thù:
- Thực hiện hỗ trợ kỹ thuật cụ thể phù hợp với hoàn cảnh của từng quốc gia
- Tổ chức hội thảo kỹ thuật, diễn đàn và tọa đàm
- Thực hiện các dự án nghiên cứu ở tầm khu vực với những hoạt động tiếp cận cộng đồng tại chính nơi đó
FinSAC mở rộng các khu vực hỗ trợ ưu tiên gồm có:
- Các nước thành viên EU và những nước có tiềm năng phát triển như Albania, Bosnia and Herzegovina, Kosovo, Macedonia, Montenegro và Serbia
- Các nước thành viên EU là khách hàng của WB như Bulgaria, Croatia, Poland, và Romania
- Các nước láng giềng với EU như Belarus, Moldova, Ukraine, Armenia, Azerbaijan, and Georgia; đồng thời mở rộng sang các quốc gia Trung Á có trong danh sách sẽ được tham vấn với nhà tài trợ trong tương lai
FinSAC được thành lập vào tháng 6/2011 với cơ chế hoạt động là giám sát theo dõi theo sáng kiến Vienna, Áo, thông qua sự hợp tác của Bộ Tài chính Áo và Vụ Tài chính – Ngân hàng WB. Quỹ này hoạt động dựa vào nguồn kinh phí của Chính phủ Áo thông qua thỏa thuận Quỹ ủy thác.
Sau hơn 5 năm hoạt động, FinSAC khẳng định là một đơn vị kỹ thuật chuyên môn cao tư vấn về cải cách trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hỗ trợ hiệu quả cho nhiều quốc gia khu vực châu Á và Trung Á. FinSAC cam kết đạt được những kết quả có thể đo lường được và xứng đáng với sự đầu tư. Sự tiến bộ của các khách hàng nhận tư vấn từ FinSAC được theo dõi bằng cách sử dụng khung giám sát và đánh giá cụ thể, xác định tác động cũng như liệt kê kết quả đầu ra rất rõ ràng. FinSAC vẫn đang trong quá trình tiếp tục củng cố khung đánh giá kết quả này để cải thiện việc giám sát các dự án hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật. Điều này bao gồm cả những thay đổi cần thiết để thiết kế các dự án hỗ trợ kỹ thuật được tốt hơn và có thể đo lường được kết quả. Mục tiêu cuối cùng của những cải tiến đó là tăng cường sự minh bạch và thành tựu của FinSAC đối với những mục tiêu phát triển của WB cũng như đảm bảo trách nhiệm giải trình đối với các nhà tài trợ. Trong tương lai FinSAC sẽ tập trung vào giải quyết các vấn đề mới nổi như an ninh mạng và fintech, cũng như khẳng định vị thế của FinSAC như là nơi tập trung tư tưởng lãnh đạo của khu vực trong phát triển các chính sách tài chính – ngân hàng và tham gia quá trình toàn cầu hóa sâu rộng hơn.
Đ.T.T
Nguồn: World Bank
http://www.worldbank.org/en/events/2017/11/30/deposit-insurance-systems-addressing-emerging-challenges-in-funding-investment-risk-based-contributions-stress-testing