Với gói cứu trợ được thông qua, xu hướng cắt giảm nợ Hy Lạp xuống còn 124% so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đến năm 2020 cũng trùng với quan điểm thảo luận giữa các nhà lập pháp Đức và truyền thông rằng cuối cùng, chính quyền khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ xóa bỏ phần lớn nợ cho Hy Lạp. Cũng trong tuần vừa qua, báo chí Đức và một số nhà liên minh lập pháp cũng đưa ra dự báo liên quan đến vấn đề xóa nợ này.
Theo Bộ trưởng Tài chính Đức, ông Wolfgang Schaeuble, việc công bố xóa nợ cho Hy Lạp có thể làm suy yếu nỗ lực tăng cường tiết kiệm của quốc gia này. Việc Hy Lạp phá sản có thể dẫn tới sự sụp đổ của Eurozone. Ông nhấn mạnh việc thông qua gói cứu trợ cũng đồng nghĩa với mất doanh thu của liên bang.
Trong nỗ lực của mình, Đức đã giám sát nghiêm ngặt quá trình cải cách của Hy Lạp nhằm đảm bảo quốc gia này đáp ứng các mục tiêu tài chính đề ra, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh sau khi triển khai chặt chẽ chính sách thắt lưng buộc bụng.