Sau một thời gian đàm phán kéo dài nhiều tháng từ giữa năm 2016 với bốn lần thất bại mà không tìm được nhà đầu tư riêng lẻ nào, KDIC đã đạt được thành công trong thương vụ bán Woori Bank cho nhóm nhà đầu tư tư nhân gồm Eugene Asset Management, Hanwha Life Insurance Co., Ltd, IMM Private Equity, Inc. Kiwoom Securities Co., Ltd., Korea Investment & Securities Co., Ltd, Mirae Asset Global Investments Co., Ltd, và Tongyang Life Insurance Co., Ltd. Mặc dù nỗ lực tái cơ cấu Woori Bank bất thành trong suốt 16 năm qua (ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998), thỏa thuận mà KDIC đạt được với các nhà đầu tư được xem là thách thức lớn nhất của ngành tài chính Hàn Quốc đã được KDIC vượt qua. Thương vụ bán gần 30% cổ phần của Woori sẽ đem về cho KDIC gần 2,4 nghìn tỷ won (hơn 2,11 tỷ USD), góp phần gia tăng nguồn vốn sau phục hồi các tổ chức tín dụng yếu kém.
Danh sách các nhà đầu tư tư nhân và tỷ trọng % cổ phiếu nắm giữ
TT |
Các nhà đầu tư |
% cổ phiếu nắm giữ |
1 |
Eugene Asset Management |
4% |
2 |
Hanwha Life Insurance Co., Ltd. |
4% |
3 |
IMM Private Equity, Inc. |
6% |
4 |
Kiwoom Securities Co., Ltd. |
4% |
5 |
Korea Investment & Securities Co., Ltd. |
4% |
6 |
Mirae Asset Global Investments Co., Ltd. |
3,7% |
7 |
Tongyang Life Insurance Co., Ltd. |
4% |
Trên thực tế, sau bốn lần nỗ lực tìm kiếm các nhà đầu tư thất bại, KDIC đã thay đổi chiến thuật linh hoạt theo điều kiện thực tế với quyết tâm thực hiện sớm thương vụ nhằm đảm bảo khôi phục nguồn vốn công đã được sử dụng rất lâu để bơm vốn cứu Woori Bank từ năm 1997. Khó khăn của KDIC là nhóm nhà đầu tư tư nhân tham gia mua cổ phần ngân hàng là phương thức mới ít phổ biến trong thương vụ mua bán. Một Phó chủ tịch thường trực được KDIC phân công làm trưởng ban thương vụ này. Chiến lược mới của KDIC là chấp nhận nhóm nhà đầu tư tư nhân nhưng khó khăn lớn nhất là có được sự đồng thuận của cả nhóm nhà đầu tư tư nhân. KDIC đã tìm hiểu nhu cầu của các nhà đầu tư, tập hợp họ lại và thậm chí sửa thỏa thuận đã ký với Woori (một ngoại lệ trong xử lý tại Hàn Quốc) để nới lỏng điều kiện về quyền kiểm soát của KDIC đối với Woori Bank. Tiếp theo, KDIC kéo nhà đầu tư trực tiếp tham gia trải nghiệm quản lý Woori Bank. KDIC đã bổ nhiệm mới các chức danh giám đốc bên ngoài vào hội đồng quản trị của Woori Bank. Kết quả là KDIC đã đạt được thương vụ ngoài mong đợi.
Tuy nhiên, để đảm bảo nghĩa vụ của KDIC đối với Woori Bank và chính phủ, KDIC sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ Woori Bank cho đến hết năm 2017 để Woori Bank dần nắm giữ toàn quyền trong quản lý trong khi chờ đợi sự phê chuẩn chính thức của Ủy ban giám sát quỹ công. Qua thương vụ trên, KDIC đã đặt nền tảng mới cho các tiêu chuẩn quản trị tổ chức tài chính, góp phần thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống ngân hàng tại Hàn Quốc, thúc đẩy ngành tài chính nước này phát triển thông qua sự tham gia của khối tư nhân vào các ngân hàng lớn.