Các vướng mắc chính hiện nay tập trung vào việc xác định ai sẽ có quyền quyết định và cách thức để một ngân hàng tuyên bố phá sản. Thêm vào đó, vị thế pháp lý và thời hạn 10 năm để “Quỹ hỗ trợ tình thế” cho các ngân hàng đi vào hoạt động cũng là vấn đề nảy sinh bất đồng giữa các bên.
Quan điểm của EP tiếp tục cho rằng, kế hoạch xây dựng “Quỹ hỗ trợ tình thế” với nguồn tài chính do các ngân hàng đóng góp là quá “cồng kềnh” và thời hạn 10 năm để cơ chế này đi vào hoạt động là “quá lâu” trong tình hình hiện nay.
EP còn lo ngại rằng quỹ này được thành lập theo một thỏa thuận giữa các chính phủ thành viên, không nằm trong sự điều chỉnh của các quy định của EU, và hoàn toàn loại bỏ vai trò của EP.
Ngoài ra, EP cũng đã cảnh báo không thể chấp nhận một mô hình bị “trò chơi quyền lực chính trị” chi phối; mà theo đó, các ngân hàng yếu kém có thể sẽ bị đóng cửa “gấp rút và thiếu hiệu quả.”
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cho biết các Bộ trưởng Tài chính EU đã thảo luận rất khẩn trương để xác định những điều chỉnh phù hợp nhất theo quan điểm của EP, với mục đích tìm ra giải pháp tháo gỡ bất đồng.
Về phần mình, với tư cách đại diện cho Chủ tịch luân chuyển EU, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yannis Stournaras cho biết ông sẽ có cuộc thảo luận với đại diện EP ngày 12/3 trên quan điểm “cực kỳ mềm dẻo.”
Bộ trưởng Tài chính các quốc gia EU và EP hiện đều muốn đạt được thỏa thuận trước cuộc bầu cử EP, sẽ diễn ra tháng 5/2014.
Hội nghị bộ trưởng EU trong tháng 12/2013 đã thống nhất về việc xây dựng Cơ chế giải pháp duy nhất (SRM) để đóng cửa một ngân hàng có nguy cơ vỡ nợ, tránh gây quá nhiều thiệt hại cho nền kinh tế.
SRM hoạt động dựa trên nguồn quỹ do chính các ngân hàng đóng góp và phải tuân thủ Cơ chế giám sát duy nhất (SSM) đã được nhất trí, do Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) điều hành.
EU đang nỗ lực hướng tới thành lập Liên minh Ngân hàng, được coi là có vai trò thiết yếu để ổn định hệ thống tài chính và là chỗ dựa cho khối sử dụng đồng tiền chung euro.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...