Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Bảo hiểm tiền gửi trong nước

Hiệu quả chính sách BHTG – Góc nhìn từ Hà Giang

Thứ 7 , 26/04/2014
 “Với việc phát huy hiệu quả vai trò của chính sách Bảo hiểm tiền gửi (BHTG), hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh, bao gồm các ngân hàng thương mại và 8 quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) thường xuyên hoạt động ổn định, qua đó góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng đời sống của người dân” - Đó là đánh giá của ông Nguyễn Xuân Thịnh – Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Hà Giang. 

Cùng người dân vùng cao xóa đói giảm nghèo

Theo tổng kết của NHNN Chi nhánh tỉnh Hà Giang, trong năm 2013, nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 4.500 tỷ đồng, dư nợ gần 9.000 tỷ đồng và nợ xấu khoảng 0,84%. Có được kết quả như vậy một phần là nhờ vào vai trò quan trọng của chính sách BHTG. Theo đó, NHNN tỉnh Hà Giang đã phối hợp chặt chẽ với các QTDND, chính quyền địa phương tiến hành quảng bá, tuyên truyền quy định về BHTG thông qua các cuộc họp với HĐND, Ban chấp hành Tỉnh ủy, tạo sức hút lớn của chính sách BHTG, tác động tích cực đến niềm tin của người dân khi gửi tiền vào các tổ chức tín dụng, qua đó đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, giúp các TCTD hoạt động an toàn, lành mạnh, đóng góp vào sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng.

Là người buôn bán kinh doanh nhỏ, anh Nguyễn Hồng Chương – TP Hà Giang, đã có những tích cóp và gửi tiết kiệm trong nhiều năm. Nơi anh gửi tiền thường là những QTDND uy tín, được Nhà nước cho phép thành lập và tham gia BHTG. Theo anh Chương, việc gửi tiền tại các quỹ cần có sự nghiên cứu và tìm hiểu kỹ càng, nhất là về năng lực tài chính, chất lượng phục vụ, đặc biệt là việc quỹ đó phải được cấp chứng nhận BHTG vì khi xảy ra rủi ro thì đã có BHTGVN chịu trách nhiệm chi trả tiền gửi được bảo hiểm, qua đó người dân có thể hoàn toàn yên tâm khi gửi tiền. Bên cạnh đó, những đồng tiền nhàn rỗi trên sẽ được QTD cho vay các hộ kinh doanh , các cơ sở sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Không chỉ người gửi tiền được hưởng chính sách BHTG, mà đối với những cơ sở sản xuất như Hợp tác xã chổi chít Việt Thành, thị trấn Việt Lâm, cũng thấy rõ những lợi ích từ chính sách này. Ông Nguyễn Văn Mịch – Chủ nhiệm hợp tác xã chia sẻ: Có thể nói, QTDND Việt Lâm nói riêng và hệ thống QTDND nói chung là xương sống đối với hoạt động kinh doanh của làng nghề, hợp tác xã thông qua hoạt động cho vay và nhận tiền gửi trên địa bàn. Bản thân ông và người dân hoàn toàn yên tâm khi gửi tiền vì đã có chính sách BHTG bên cạnh sự đảm bảo của quỹ. Từ sự yên tâm gửi tiền của nhân dân đối với các TCTD mà hợp tác xã dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn đáp ứng nhanh nhu cầu đầu tư cho sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Đối với hợp tác xã chổi chít Việt Thành, ông Mịch cho biết, hoạt động của hợp tác xã thời gian qua khá ổn định, doanh thu hàng năm đều tăng, giải quyết việc làm cho hơn 300 lao động tại địa phương. Kết quả này không những có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn góp phần ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn huyện Vị Xuyên.


 
Bà Hà Thị Tuệ - Điển hình thoát nghèo ở Hà Giang

Một điển hình về hộ gia đình thoát nghèo nhanh nhờ sản xuất nông nghiệp kết hợp chăn nuôi, đem lại thu nhập hàng năm hàng trăm triệu là gia đình bà Hà Thị Tuệ – dân tộc Tày, cư trú tại huyện Vị Xuyên. Bà Tuệ tâm sự, chỉ cách đây mấy năm, bà đã từng rơi vào cảnh túng quẫn đến mức con ốm, nhà không còn đồng nào, bắt được mớ cua bán được 1.500 đồng, không đủ tiền mua thuốc. Nhờ phát triển kinh tế hộ, chăn nuôi và làm nghề mộc, cộng với sự hỗ trợ vốn vay từ QTDND, đến nay gia đình bà chẳng những thoát nghèo mà còn có những khoản tích cóp gửi ở Quỹ. Theo bà Tuệ, việc gửi tiền và vay tiền tại QTD khá thuận lợi do được nhân viên Quỹ tư vấn đầy đủ về các quy trình, thủ tục, lãi suất… Trên cương vị của người gửi tiền, bà Tuệ hoàn toàn yên tâm về khoản tiền tiết kiệm do đã có chính sách BHTG bảo đảm quyền lợi của bà.

Mặc dù chính sách BHTG đã phát huy sức lan tỏa và có tác động tích cực đến phát triển kinh tế và đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh Hà Giang, góp phần thúc đẩy quá trình huy động vốn, tăng cường xóa đói giảm nghèo và hạn chế gia tăng hoạt động tín dụng đen; tuy nhiên một số vấn đề liên quan đến quy định về BHTG như: hạn mức trả tiền bảo hiểm và phí BHTG cần nhanh chóng được điều chỉnh.

Mong Chính phủ sớm nâng hạn mức trả tiền bảo hiểm

Thực tế cho thấy, việc điều chỉnh hạn mức trả tiền bảo hiểm là phù hợp với xu thế chung về phát triển kinh tế xã hội, đồng thời đáp ứng nhu cầu của phần đông người gửi tiền hiện nay. Theo ông Ninh Quốc Chính – Giám đốc QTDND Bảo Tín, dân sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Giang chủ yếu là tiểu thương, hoạt động đa ngành nghề với mức thu nhập khá dư dả. Thống kê tại quỹ cho thấy, số tài khoản tiền gửi có số dư trên 50 triệu đồng hiện chiếm khoản 70%. Như vậy, nếu xét trên mặt bằng chung hiện nay, hạn mức trả tiền bảo hiểm 50 triệu đồng được áp dụng từ năm 2005 là không còn phù hợp. Để kích thích hoạt động huy động vốn nhàn rỗi, đồng thời gia tăng niềm tin của người dân khi gửi tiền vào các QTDND, đề nghị Chính phủ xem xét nâng cao hạn mức trả tiền bảo hiểm lên khoảng 200 - 300 triệu đồng.

Đồng quan điểm trên, ông Lê Tiến Sinh – Giám đốc QTDND Thị trấn Việt Quang cũng cho rằng hạn mức 50 triệu đồng đã quá lạc hậu, gây trở ngại ít nhiều cho quá trình huy động vốn tại đây. Là một địa bàn với mức dân trí và thu nhập bình quân khá cao, lượng tiền gửi trên 50 triệu chiếm khoảng 60-70%. Chính vì vậy người dân dành rất nhiều mối quan tâm đến các chính sách ưu đãi về tiền gửi và bảo đảm khi gửi tiền tại quỹ. Nhiều cá nhân có số tiền gửi lên tới hàng trăm triệu thường xuyên có những thắc mắc, kiến nghị về việc nâng cao hạn mức trả tiền bảo hiểm trong trường hợp xảy ra đổ vỡ. Căn cứ trên tình hình thực tế của địa phương, theo ông Sinh, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng nâng hạn mức này lên khoảng 200 triệu đồng là hợp lý.

Tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các TCTD bằng cách tính phí BHTG theo rủi ro

Theo quy định, mức phí BHTG được tính 0,15%/năm trên số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm, áp dụng đối với tất cả các tổ chức tham gia BHTG mà không có sự phân biệt về quy mô, hình thức sở hữu của tổ chức tham gia BHTG đó. Đây không phải là điều tất cả các TCTD mong đợi, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi thị trường tài chính – ngân hàng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

“Trong ngắn hạn Chính phủ cần xem xét điều chỉnh việc thu phí BHTG theo mức độ rủi ro thay vì áp dụng một mức phí “cào bằng” cho tất cả các TCTD hoạt động tốt và chưa tốt như hiện nay. Qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động của các TCTD trên địa bàn cho thấy, nếu áp dụng cách tính phí BHTG theo rủi ro sẽ nâng cao sự minh bạch của hoạt động tín dụng và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các TCTD, giúp các tổ chức này có biện pháp điều chỉnh kịp thời để hướng tới vận hành hiệu quả hơn, tránh được các rủi ro đe dọa an toàn hệ thống.” – ông Nguyễn Xuân Thịnh – Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Hà Giang đưa ra nhận định.

Đồng quan điểm đó, ông Hoàng Thế Cương – Chủ tịch HĐQT QTDND thị trấn Việt Lâm cho rằng: “Việc đóng phí bảo hiểm nên căn cứ trên cơ sở mức độ rủi ro của từng tổ chức tín dụng hoặc theo sự phân loại, đánh giá xem tổ chức tín dụng có chất lượng như thế nào để thu phí, qua đó người dân cũng cảm thấy yên tâm hơn khi lựa chọn TCTD để ủy thác tiền gửi”.

Theo ông ông Ninh Quốc Chính – Giám đốc quỹ Bảo Tín:“ Về phía các tổ chức tham gia BHTG, thu phí theo mức độ rủi ro sẽ tạo tính cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng, khuyến khích các tổ chức này hoạt động hiệu quả hơn, tránh được các rủi ro đe dọa an toàn hệ thống. Là những người hưởng lợi trực tiếp từ chính sách BHTG, việc các tổ chức tham gia BHTG phải đóng phí theo mức độ rủi ro sẽ giúp người gửi tiền có cơ sở đánh giá xác thực nhất về năng lực tài chính,uy tín của các TCTD để đưa ra quyết định chính xác về nơi gửi tiền”.

Chính sách BHTG là cam kết của Chính phủ về việc bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người gửi tiền, góp phần bảo đảm an toàn, lành mạnh hoạt động của các TCTD. Các ý kiến từ cơ sở sẽ là nền tảng để cơ quan chức năng sớm xem xét việc điều chỉnh, xây dựng chính sách cho phù hợp, thiết thực nhất nhằm đáp ứng nguyện vọng của người dân cũng như các TCTD đang hoạt động trên địa bàn.

 

Các tin khác

Đại hội đại biểu Đảng bộ BHTGVN lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030:  Phát huy tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Hiệu quả - Phát triển”
Đại hội đại biểu Đảng bộ BHTGVN lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030: Phát huy tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Hiệu quả - Phát triển”

Ngày 8 và 9/7/2025, Đảng bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham dự Hội thảo Quốc tế về tài chính năm 2025
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham dự Hội thảo Quốc tế về tài chính năm 2025

Ngày 03-04/7/2025, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã tham gia Hội thảo Quốc tế về tài chính (VICIF) lần thứ 9 diễn ra tại thành phố Đà Nẵng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Bảo đảm tiến độ, nâng cao chất lượng trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Bảo đảm tiến độ, nâng cao chất lượng trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật

Ngày 21/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6/2025.

Bổ nhiệm lại Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Phạm Bảo Lâm
Bổ nhiệm lại Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Phạm Bảo Lâm

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 1166/QĐ-TTg ngày 16/6/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm lại chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN).

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tổ chức Hội nghị người lao động năm 2025 và Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tổ chức Hội nghị người lao động năm 2025 và Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến

Ngày 30/5/2025, tại Hà Nội, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) tổ chức thành công Hội nghị người lao động năm 2025 và Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến.

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Đại hội Đại biểu Đảng bộ BHTGVN lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030
  • Đại hội đại biểu Đảng bộ BHTGVN lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030: Phát huy tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Hiệu quả - Phát triển”
  • Đại hội Đại biểu Đảng bộ BHTGVN lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030
  • Ngành Ngân hàng sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ cuối tháng cuối năm 2025
  • Tín dụng nền kinh tế đạt hơn 17,2 triệu tỷ đồng đến ngày 30/6/2025
  • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thông qua chính sách Bảo hiểm tiền gửi- chính sách bảo vệ người gửi tiền
  • Hội thao chào mừng Đại hội Đảng bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030
  • Bảo hiểm tiền gửi Costa Rica và Bảo hiểm tiền gửi Trung Phi gia nhập Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế
  • Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chuyển đổi số mạnh mẽ, đảm bảo an toàn cho người gửi tiền
  • Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham dự Hội thảo Quốc tế về tài chính năm 2025
Quản lý ấn phẩm
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 68 Quý II năm 2025
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 67 Quý I năm 2025
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20 Đường Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ