Hội đồng quản trị Tổng Công ty BHTG liên bang Mỹ (FDIC) hôm nay đã phê duyệt kế hoạch ngân sách điều hành năm tài khóa 2011-2012 với tổng trị giá 4 tỷ USD, giảm nhẹ so với khoản chi ngân sách cho hoạt động điều hành của năm 2010. Phát biểu với báo giới tại Thủ đô Washinton hôm nay theo giờ Mỹ, Chủ tịch FDIC, Bà Sheila Bair khẳng định "việc tổng giá trị ngân sách chi cho các hoạt động điều hành năm 2011 giảm so với năm 2010 là một điều đáng mừng, đặc biệt trong bối cảnh hiện nước Mãy đang cần tập trung nhiều nguồn lực mới cho việc thực hiện luật cải cách phố Wall và bảo vệ người tiêu dùng Dodd-Frank”. Bà Chủ tịch FDIC cũng nhận định, “năm 2010, FDIC đã thực hiện rất thành công các hoạt động xử lý đổ vỡ các tổ chức tài chính và với những điều khoản mới quy định trong Luật Dodd-Frank, góc tối về đổ vỡ của các tổ chức tài chính đã được đưa ra ánh sáng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều việc phải làm cho công tác hậu xử lý các tổ chức tài chính đổ vỡ".
Thách thức lớn nhất trong thời gian tới đây đối với FDIC, theo quan sát, vẫn là khả năng tìm kiếm đối tác tiềm năng có khả năng đóng góp một tỷ lệ quan trọng trong các nguồn lực mới được huy động vào xứ mạng lớn hơn - giải quyết cả các các tổ chức tài chính phá sản do FDIC quản lý lâu nay và các tổ chức tiết kiệm liên bang vừa được bàn giao từ Cơ quan Giám sát tiết kiệm (OTS). Mặc dù kế hoạch ngân sách chi tiêu năm 2011 được thông qua dự kiến đủ nguồn lực để giải quyết những đổ vỡ phát sinh từ mô hình tổ chức khác nhưng cũng đặt FDIC trước những thách thức mới mà chỉ có kinh nghiệm thực tế khi thực sự trải nghiệm qua những khó khăn mới có thể khẳng định hết vai trò trách nhiệm.”
Theo kế hoạch ngân sách chi tiêu năm 2011, Hội đồng quản trị FDIC cũng phê duyệt số nhân viên với tổng số 9.252 người, tăng thêm 2,5% so với tổng số lượng nhân viên của năm 2010 (9.029). Về cơ bản, tất cả các vị trí mới chỉ là nhân sự tạm thời vì những nhân viên này sẽ được FDIC tuyển dụng để hỗ trợ các hoạt động chuyên trách theo nhóm vấn đề phát sinh như đóng cửa ngân hàng, quản lý, phát mãi tài sản của tổ chức đổ vỡ và các hoạt động khác dự kiến sẽ trở lại bình thường khi nền kinh tế ổn định và hệ thống tài chính quay lại tình trạng như trước khủng hoảng. Có thể khẳng định, trong năm 2009 và cả năm 2010 tiếp tục là quãng thời gian đáng nhớ đối với FDIC trong nghiệp vụ xử lý ngân hàng đổ vỡ. So với 140 ngân hàng đổ vỡ được FDIC xử lý êm thấm năm 2009, tính đến thời điểm ngày 10 tháng 12 năm 2010, có đến 151 ngân hàng đổ vỡ được FDIC tiếp tục giải quyết thành công tính từ đầu năm nay.
Theo FDIC, việc công bố công khai kế hoạch chi tiêu ngân sách cho điều hành năm 2011 cũng sẽ giúp công chúng Mỹ hiểu hơn về FDIC và rằng ngân sách chi cho hoạt động điều hành của FDIC không liên quan đến bất kỳ nguồn quỹ thu từ người nộp thuế nào dưới bất kỳ hình thức nào. Mọi chi phí cho hoạt động điều hành của FDIC được lấy từ Quỹ BHTG (DIF) - hoàn toàn được trích từ tổng số tiền thu phí BHTG của các tổ chức thành viên.
Cũng trong ngày hôm nay, Hội đồng quản trị Tổng Công ty BHTG liên bang Mỹ (FDIC) đã phê chuẩn đề xuất thiết lập quy định mới về mức vốn tối thiểu dựa trên rủi ro đối với các tổ chức tài chính lớn (mức sàn mới về vốn). Quy định mới này liên quan đến việc thực hiện một số điều khoản nhất định trong Phần 171 của Luật Cải cách Phố Wall và Bảo vệ người tiêu dùng Dodd-Frank. Phần 171 vốn được biết đến với tên gọi các điều khoản sửa đổi Collins. Theo đó, toàn bộ nội dung trong phần 171 của Luật Dodd-Frank quy định yêu cầu vốn áp dụng cho các ngân hàng thành viên của FDIC phải theo mức sàn mới. Những phương pháp tính theo Basel II trước đây cho phép giảm yêu cầu vốn dựa trên mức độ rủi ro xuống dưới mức chung áp dụng cho các ngân hàng thành viên. Tuy nhiên, nội dung này sẽ phải được sửa đổi cho nhất quán với quy định của Phần 171.
Nội dung mới được đề xuất sẽ thay thế yêu cầu về các mức sàn chuyển tiếp bằng các mức sàn cố định dựa trên mức độ rủi ro bằng với các yêu cầu về vốn mà các tổ chức áp dụng theo quy định về vốn dựa trên rủi ro chung. Cơ sở đưa ra đề xuất sửa đổi một số điều khoản trong phần 171là các tổ chức chức có thể thay đổi quy định vốn theo từng thời điểm và rằng những yêu cầu sửa đổi như vậy sẽ tạo ra mức sàn mới áp dụng cho các tổ chức ngân hàng sử dụng những phương pháp tính mới hơn của Basel II. Theo quan điểm của FDIC, “việc sửa đổi các điều khoản Collins sẽ giúp củng cố và tăng cường nguồn vốn cho hệ thống tài chính Mỹ hơn theo yêu cầu của Luật Dodd-Frank; Những tổ chức tài chính lớn cần năng lực vốn lớn hơn để tự đứng vững trên khả năng tài chính của mình mà không cần hỗ trợ của Chính phủ. Ngoài ra, các tổ chức tài chính lớn khi đáp ứng theo yêu cầu mới về vốn sẽ đảm bảo sự an toàn hệ thống trong bối cảnh hàng ngàn ngân hàng hoạt động rộng khắp trên cả nước.
Bên cạnh kế hoạch ngân sách chi cho hoạt động điều hành 2011, đề suất mới mức sàn mới về yêu cầu vốn dựa trên mức độ rủi ro đối với các tổ chức tài chính lớn, Hội đồng quản trị FDIC đã bỏ phiếu lần cuối cho quy định thiết lập mức 2% tỷ lệ dự phòng (DRR) trong tổng số tiền gửi được bảo hiểm. Trước đây, mức này được thiết lập ở 1,25% và điều này đã chứng minh khó khăn nảy sinh về tài chính trong giai đoạn khủng hoảng. Quy định mới về tỷ lệ dự phòng sẽ cho phép FDIC chuẩn bị tốt hơn cho tương lai, đảm bảo sự chắc chắn cho vấn đề cấu trúc phí bảo hiểm tiền gửi, góp phần vào việc tăng cường nguồn lực sẵn có cho việc phòng ngừa rủi ro.
Ngay cả luật Dodd-Frank cũng chỉ đặt ra mức DRR tối thiểu là 1,35% và không đặt ra yêu cầu đặc biệt nào đối với FDIC về vấn đề này. Việc Hội đồng quản trị FDIC đưa ra DRR là muốn hướng đến mục tiêu lâu dài: giải quyết sự sụt giảm của nguồn quỹ BHTG - đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều thách thức và khó khăn và hệ thống tài chính ngân hàng Mỹ phải mất rất lâu nữa mới có thể phục hồi như trước khủng hoảng.
Quy định về DRR của FDIC nằm một phần trong kế hoạch quản lý quỹ BHTG tổng thể đã được đề xuất trước đó vào ngày 19 tháng 10 năm 2010. Với kế hoạch này, FDIC sẽ đánh giá tốt hơn tình hình qua các chu kỳ kinh tế và duy trì mức giá trị dương của nguồn quỹ BHTG. Dự kiến sau khi được FDIC phê chuẩn, đề xuất này sẽ được áp dụng kể từ quý 1 năm 2011.
TIN VẮN
-Polonia Bank tiếp nhận ngân hàng đổ vỡ Earthstar Bank và Level One Bank tiếp nhận ngân hàng đổ vỡ Paramount Bank
Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2010, Earthstar Bank có tổng giá trị tài sản trị giá 112,6 triệu USD và 104,5 triệu số dư tiền gửi.
Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2010, Paramount Bank có tổng giá trị tài sản trị giá 252,7 triệu USD và tổng số dư tiền gửi là 213,6 triệu USD.
Nguồn vốn FDIC dự kiến bỏ ra cho hai thương vụ mua lại nói trên vào khoảng 112 triệu mỹ kim
-Fed khẳng định nhiều dấu hiệu tích cực của kinh tế nhờ gói kích cầu mới
Các nhà hoạch định chính sách của Fed khẳng định các biện pháp mới, trong đó bao gồm cả nới lỏng định lượng (QE) trị giá 600 tỷ USD do Chính quyền của Tổng thống Mỹ Obama công bố mới đây sẽ không tạo ra áp lực lạm phát và gây bùng phát hiện tượng bong bóng giá. Fed khẳng định chính sách này cũng sẽ giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp cao ở Mỹ hiện này xuống còn 9,4% trong thời gian tới.
-BofA dự báo thị trường mới nổi tăng trưởng 6,4% năm 2011
Bank of America dự báo các thị trường mới nổi sẽ có tốc độ tăng trưởng 6,4% trong năm 2011, giảm so với mức tăng trưởng dự báo 7,4% của năm 2010. Các thị trường mới nổi sẽ chiếm 80% tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2011. Trong đó tăng trưởng sẽ hỗ trợ mạnh bởi cầu trong nước hơn là nhu cầu xuất khẩu. BoA dự báo lạm phát tại thị trường mới nổi tăng lên 5,5% năm 2011 và giảm xuống 4,9% năm 2012.
-Chỉ số niềm tin Nhật Bản lần đầu tiên sụt giảm kể từ khủng hoảng
Chỉ số niềm tin các nhà sản xuất lớn nhất Nhật Bản lần đầu tiên sụt giảm kể từ khủng hoảng xảy ra sau khi đồng yen liên tục suy giảm và hiệu quả của chương trình kích thích của chính phủ phai mờ. Chỉ số này trong quý đã giảm xuống mức 5 trong tháng 12 so với mức 8 trong tháng 9 năm 2010. Theo NHTW Nhật Bản, dự kiến chỉ số này có thể giảm xuống -2 vào tháng 3 năm 2011.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...