Theo báo Bưu điện quốc gia (Canada) ngày 27/6, cảnh báo này của TD Bank được đưa ra khi Bộ trưởng Tài chính Canada Jim Flaherty đang có chuyến thăm Ireland để đưa ra thông điệp của ông về cuộc khủng hoảng châu Âu.
Hội nghị cấp cao Brussels, bắt đầu từ ngày 28/6, đang bị phủ bóng đen bởi nhiều tháng mâu thuẫn chính trị và những đề nghị liên tiếp xin cứu trợ từ các nước thành viên. Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland đã giành được các khoản cứu trợ, còn Tây Ban Nha và Cộng hòa Síp vừa lên tiếng xin trợ giúp.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel vẫn từ chối thay đổi lập trường ủng hộ các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" và thẳng thừng bác bỏ những lời kêu gọi phát hành một loại trái phiếu chung Eurozone để hỗ trợ các nước thành viên.
TD Bank đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cũng như các dự báo tăng trưởng kinh tế của Canada, Mỹ và Trung Quốc. Mặc dù triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2012 vẫn giữ ở mức 3,1%, song dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2013 bị hạ xuống 3,5%, so với mức tăng 3,6% mà họ đưa ra hồi tháng Ba.
Trong báo cáo được công bố ngày 27/6 về những ảnh hưởng mới nhất của cuộc khủng hoảng Eurozone đối với kinh tế toàn cầu, TD Bank đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2012 và 2013 của Canada xuống còn 2,1% và 2%, so với dự báo trước đó là 2,2% và 2,4%.
Trong bối cảnh bất ổn kinh tế tại châu Âu và nhiều nơi khác, Ngân hàng trung ương Canada (BoC) được khuyến cáo tạm dừng việc tăng lãi suất chủ chốt của họ cho đến tháng 3-4/2013, khi họ có thể tăng lãi suất thêm 0,25% và sau đó tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,25% vào tháng 1 và tháng 3/2014. BoC đã giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục 1% từ tháng 9/2010 đến nay.
Các số liệu mới nhất của Cơ quan thống kê Canada cho thấy kinh tế nước này đạt mức tăng trưởng 1,9% trong quý 1 năm 2012, bằng mức tăng trưởng của quý 4 năm 2011. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ năm 2012 có thể cũng giảm xuống 2,1%, so với mức 2,2% dự báo trước.
Báo cáo của TD Bank viết rằng những khó khăn kinh tế của châu Âu, cùng với việc siết chặt tiền tệ trước đây, đang góp phần vào sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế tại các thị trường đang nổi, nhất là Trung Quốc.
Chính phủ nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ, trong khi Chính phủ Trung Quốc cũng đã tuyên bố một loạt các biện pháp tài chính mới nhằm thúc đẩy nhu cầu.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...