Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Nghiên cứu - Trao đổi

Hướng tới thị trường mua bán nợ tập trung để ứng phó với nợ xấu

Thứ 4 , 27/10/2021
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, khả năng trả nợ của khách hàng vay suy giảm, nợ xấu có nguy cơ gia tăng, việc kiểm soát tỉ lệ nợ xấu nội bảng ở mức dưới 2% thời gian tới được coi là thách thức không nhỏ đối với ngành Ngân hàng. Bên cạnh chủ động các giải pháp ứng phó với nợ xấu, việc hoàn thiện về pháp lý cũng như phát triển thị trường mua bán nợ tập trung sẽ góp phần đẩy nhanh, hiệu quả hơn việc mua bán, xử lý nợ xấu, từ đó giúp khơi thông dòng vốn, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.

Cần thiết phát triển thị trường mua bán nợ tập trung

Trong quá trình hoạt động ngân hàng, nợ xấu là không thể tránh khỏi tại các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (CNNHNNg). Trong những năm vừa qua, nợ xấu tại các TCTD, CNNHNNg có xu hướng giảm dần nhờ hiệu ứng tích cực của Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD, CNNHNNg (Nghị quyết 42). Tuy nhiên, Nghị quyết 42 vẫn chỉ mang tính chất giai đoạn, thí điểm và trong quá trình thực hiện còn có một số khó khăn, vướng mắc trên thực tế cần sự phối hợp của các bộ, ban, ngành có liên quan xử lý, như: Quyền thu giữ tài sản bảo đảm (TSBĐ); việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao TSBĐ và xử lý TSBĐ; đăng ký thay đổi, chuyển nhượng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở; việc thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ; công tác phối hợp trong hoạt động thi hành án dân sự,…

Ngoài ra, dịch bệnh Covid-19 kéo dài và lan rộng tại Việt Nam gần 2 năm qua đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng dẫn đến nợ xấu sẽ gia tăng trong thời gian tới. Trong quý III/2021, tình hình dịch Covid-19 lần thứ 4 diễn biến phức tạp trong nước đã khiến nợ xấu của nhiều ngân hàng tăng lên, nhất là tại những ngân hàng nhỏ và vừa.

Do vậy, nợ xấu tại các TCTD, CNNHNNg sẽ trở thành điểm nghẽn của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Về lâu dài, việc hình thành thị trường mua, bán nợ đúng nghĩa được coi là một trong những giải pháp căn cơ để xử lý nợ xấu trong nền kinh tế.

Hiện tại, thị trường mua, bán nợ tại Việt Nam còn khá sơ khai, khuôn khổ pháp lý cho các chủ thể tham gia của thị trường mua, bán nợ chưa đầy đủ, đồng bộ, hạ tầng thị trường mới bước đầu hình thành và phương thức mua, bán nợ xấu còn hạn chế. Trong khi nợ xấu tại các TCTD, CNNHNNg luôn là vấn đề cần được quan tâm và xử lý liên tục trong ngành Ngân hàng, đặc biệt áp lực nợ xấu dự báo sẽ tăng trong thời gian tới bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Thị trường mua, bán nợ tại Việt Nam được thực hiện chủ yếu giữa các TCTD với Công ty TNHH Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các ngân hàng thương mại (AMC), công ty mua bán nợ khác. Về tổng thể, tại Việt Nam chưa có thị trường mua, bán nợ chính thức theo đúng nghĩa, do đó việc thành lập thị trường mua, bán nợ tập trung trong tương lai và có sự tham gia của các thành phần kinh tế là cần thiết và là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam.

Việc hình thành thị trường mua, bán nợ sẽ góp phần hỗ trợ, giải quyết nợ xấu, cụ thể như: Góp phần lành mạnh hóa tài chính cho các doanh nghiệp, TCTD, từ đó tạo thêm nguồn vốn hỗ trợ tái cấu trúc, phát triển kinh tế, góp phần hạn chế nợ xấu. Bên cạnh đó, nâng cao khả năng thanh khoản của thị trường, thu hút nhiều nhà đầu tư cũng như dòng vốn trên thị trường, tạo điều kiện để các bên mua, bán có thể dễ dàng trao đổi, giao dịch khoản nợ xấu và TSBĐ của khoản nợ xấu với nhau, hỗ trợ các TCTD giải phóng nhanh nợ xấu tồn đọng.

Trong điều kiện không sử dụng Ngân sách nhà nước, thực tế đặt ra yêu cầu phải tìm ra giải pháp xử lý nợ xấu một cách bền vững, tạo sự ổn định, an toàn lâu dài cho hệ thống ngân hàng. Thực tiễn trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy phát triển thị trường mua, bán nợ tập trung là giải pháp hiện hữu cho vấn đề này để giải quyết căn bản nợ xấu trong nền kinh tế.

Sàn Giao dịch nợ - trung tâm kết nối và hình thành thị trường mua bán nợ

Vừa qua, VAMC đã đưa Sàn giao dịch nợ đi vào hoạt động chính thức. Sàn giao dịch nợ được thành lập vào thời điểm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 khiến cho nhiều hoạt động kinh tế, ngân hàng nói chung bị trì hoãn. Theo VAMC, việc sớm đưa Sàn giao dịch nợ đi vào hoạt động chính thức để kịp thời thực hiện hỗ trợ việc mua, bán, cơ cấu nợ cho các TCTD và khách hàng. Mô hình Sàn giao dịch nợ là một công cụ tuy mới mẻ nhưng rất hữu ích trong nền kinh tế, nhất là giai đoạn cả thế giới bị ảnh hưởng sâu rộng bởi đại dịch Covid-19 khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động.

Nhiệm vụ của Sàn giao dịch nợ là trở thành trung tâm môi giới, tư vấn cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu mua, bán các khoản nợ và TSBĐ của các khoản nợ. Các giao dịch của Sàn giao dịch nợ phải luôn bảo đảm công khai, minh bạch và khách quan theo đúng quy định của pháp luật.

Khi có hàng hóa, Sàn giao dịch nợ sẽ rà soát, đánh giá lại về thông tin khoản nợ để cung cấp các dịch vụ liên quan như tư vấn hồ sơ, hợp đồng, thủ tục mua/bán. Sàn giao dịch nợ cũng có thể tư vấn cho khách hàng giải quyết nợ xấu bằng cách tái cấu trúc khoản nợ, giúp doanh nghiệp có nợ xấu phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn để tiếp tục trả nợ.

Thông qua việc sử dụng các chức năng tư vấn, môi giới, Sàn giao dịch nợ VAMC sẽ hỗ trợ và kết nối người mua và người bán có nhu cầu thật sự để gặp nhau, thương thảo và đi đến hợp tác toàn diện để phục hồi sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Thành viên tham gia sàn bao gồm VAMC, các TCTD, các công ty mua bán nợ của các TCTD và các công ty mua bán nợ trong nền kinh tế theo Nghị định 69/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện đăng ký kinh doanh các dịch vụ mua bán nợ như môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ, hoạt động mua bán nợ, sàn giao dịch nợ và chính sách quản lý của Nhà nước với hoạt động mua bán nợ nếu đáp ứng được điều kiện của sàn.

Bên cạnh các đối tượng trên, sàn giao dịch nợ VAMC còn có sự tham gia của các đối tác trung gian như tổ chức thẩm định giá, xếp hạng tín nhiệm, các tổ chức môi giới, tư vấn…

Nguồn hàng (nợ xấu) cung cấp cho thị trường được xác định từ hai nguồn chính. Nguồn đầu tiên là các khoản nợ do VAMC mua theo giá thị trường. Nguồn thứ hai là từ TCTD và từ các công ty mua bán nợ của các TCTD.

Ông Nguyễn Tiến Đông – Chủ tịch VAMC cho biết, trong thời gian tới, VAMC sẽ tiếp tục hoạt động theo hướng không vì mục tiêu lợi nhuận với vai trò là công cụ đặc biệt của Nhà nước trong xử lý nợ xấu và bảo đảm sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống các TCTD.

Với vai trò, chức năng được giao, Sàn giao dịch nợ sẽ là trung tâm kết nối thị trường nợ xấu và hình thành thị trường mua, bán nợ; giúp các bên mua, bán gặp nhau trao đổi, giao dịch các khoản nợ xấu và TSBĐ của khoản nợ xấu, đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu của các TCTD.

Trước đây, việc mua, bán nợ được thực hiện chủ yếu thông qua phương thức hợp đồng (bên mua nợ và bên bán nợ ký kết hợp đồng chuyển giao quyền và nghĩa vụ đối với một hoặc một số khoản nợ cụ thể). Khi Sàn giao dịch nợ hoạt động sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bên mua, bên bán thông qua các cơ chế đăng ký, cung cấp, bảo mật thông tin và đặc biệt thông qua các nhà môi giới chuyên nghiệp - đội ngũ nắm giữ các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa của thị trường, đầu mối sắp xếp cho bên mua, bên bán gặp nhau để thực hiện giao dịch thông qua các thủ tục mua, bán một cách chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn về pháp lý, góp phần tăng thanh khoản cho hoạt động mua, bán nợ xấu. Với quy định chặt chẽ, công khai, minh bạch, thông tin đáng tin cậy, đội ngũ quản lý, môi giới chuyên nghiệp, Sàn giao dịch nợ là nơi các TCTD có thể tiếp cận các nhà đầu tư khi có nhu cầu xử lý danh mục nợ xấu để thu hồi vốn và ngược lại Sàn giao dịch là nơi tập trung các nhà đầu tư, tạo ra kênh đầu tư mới đáng tin cậy.

Để thị trường mua bán nợ hoạt động hiệu quả

Trước tình hình nợ xấu có nguy cơ tăng thời gian tới do ảnh hưởng của dịch Coid-19, NHNN đã yêu cầu các TCTD đánh giá tác động, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và xây dựng kế hoạch, lộ trình xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2022. Trên cơ sở đó, xây dựng các kịch bản và yêu cầu, chỉ đạo các TCTD tiếp tục kiểm soát, xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng cần phối hợp Bộ, ngành liên xây dựng chính sách nhằm hoàn thiện và phát triển thị trường mua bán nợ tập trung, giúp quá trình mua bán xử lý nợ xấu được hiệu quả hơn, từ đó khơi thông được dòng vốn tín dụng, có điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch.

Hiện nay, chính sách, khuôn khổ pháp lý quy định điều chỉnh hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường mua bán nợ chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, mà nằm rải rác tại các văn bản khác nhau, bao gồm các Nghị định, Quyết định của Thủ tướng, Thông tư của các Bộ, ngành. Mỗi một nhóm đối tượng có văn bản quy phạm pháp luật khác nhau điều chỉnh hoạt động mua bán nợ của nhóm đối tượng đó nên các quyền và nghĩa vụ của các nhóm đối tượng cũng có quy định khác nhau. Do đó, thời gian tới cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đồng bộ để thúc đẩy hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường mua bán nợ.

Ngoài ra, pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định cụ thể về việc mua bán nợ xấu đối với nhà đầu tư nước ngoài. Tại Nghị định số 69/2016/NĐ-CP cho phép các tổ chức, cá nhân được kinh doanh mua bán, nợ nhưng chưa có quy định rõ ràng việc nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm TCTD nước ngoài) có thể thành lập công ty 100% vốn nước ngoài hoặc mua lại toàn bộ một công ty kinh doanh dịch vụ mua bán nợ tại Việt Nam hay không. Do đó, trong thời gian tới, việc xây dựng chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường mua bán nợ xấu của Việt Nam là rất cần thiết.

Thêm vào đó, Nghị quyết 42 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD với nhiều giải pháp mang tính đột phá, giúp đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu của các TCTD và VAMC. Tuy nhiên, Nghị quyết 42 chỉ mang tính thí điểm, do đó cần được bổ sung, hoàn thiện và nâng cấp thành Luật xử lý nợ xấu hoặc bổ sung thêm một chương về xử lý nợ xấu vào Luật Các TCTD ngay sau khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực nhằm tạo cơ chế xử lý đồng bộ, thống nhất, hiệu quả các khoản nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm các khoản nợ của TCTD.

Để Sàn Giao dịch nợ hoạt động hiệu quả cần đảm bảo về chủ thể tham gia thị trường (có người bán, người mua và người cung cấp dịch vụ hỗ trợ tư vấn, môi giới trung gian…). Đồng thời, hoàn thiện thể chế, khung pháp lý của thị trường, như: Các quy định về quyền và trách nhiệm của người bán, người mua nợ, thủ tục định giá khoản nợ; các quy định trong hoạt động thu giữ tài sản để phát mại; hướng dẫn về chứng khoán hóa khoản nợ…

Việc tạo lập hàng hóa của thị trường cũng rất cần thiết, cụ thể như: Đa dạng hóa hàng hóa, khuyến khích các TCTD bán nợ xấu; chứng khoán hóa các khoản nợ nhằm đa dạng và tận dụng được các lợi thế của công cụ này; đa dạng hóa các phương thức mua bán nợ; cần cân nhắc những phương thức mua, bán khác đã có tiền lệ trên thế giới, như: chứng khoán hóa khoản nợ; phát hành trái phiếu riêng lẻ cho một số nhà đầu tư…

Tài liệu tham khảo:

http://sbv.gov.vn;

 http://chinhphu.vn;

Các tin khác

Tiền gửi dân cư tăng mức kỷ lục
Tiền gửi dân cư tăng mức kỷ lục

Theo số liệu vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, riêng trong tháng 2, tiền gửi cư dân đã tăng thêm khoảng 178.000 tỷ đồng, đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Dù mặt bằng lãi suất giảm nhẹ nhưng người dân vẫn lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng vì an toàn và được bảo hiểm tiền gửi.

Lãi suất huy động khó giảm thêm
Lãi suất huy động khó giảm thêm

Những tháng gần đây, mặc dù mặt bằng lãi suất tiền gửi giảm nhẹ nhưng lượng tiền gửi của...

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng: Hướng đến khung pháp lý đồng bộ, tăng hiệu quả xử lý nợ xấu
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng: Hướng đến khung pháp lý đồng bộ, tăng hiệu quả xử lý nợ xấu

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD dự kiến được báo cáo Quốc hội...

Chi nhánh BHTGVN tại TP. Đà Nẵng: Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi
Chi nhánh BHTGVN tại TP. Đà Nẵng: Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi

Tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là một trong những nhiệm vụ quan trọng,...

Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số”
Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số”

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Quyết định số 1938/QĐ-NHNN về Kế hoạch...

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Tiền gửi dân cư tăng mức kỷ lục
  • Nhận biết tổ chức tín dụng đã tham gia bảo hiểm tiền gửi để an tâm gửi tiền
  • Quan điểm, định hướng sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi
  • Đảng bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
  • Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Học viện Ngân hàng tăng cường hợp tác toàn diện
  • Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bảo vệ người gửi tiền như thế nào?
  • Tập trung nguồn lực triển khai sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi trong giai đoạn mới
  • Đảng bộ Chi nhánh BHTGVN khu vực Đông Bắc Bộ sinh hoạt chuyên đề kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
  • Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về BHTG - tín hiệu tích cực cho thị trường tài chính tín dụng
  • Đẩy mạnh phòng, chống tội phạm trên không gian mạng trong lĩnh vực tài chính
Quản lý ấn phẩm
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 67 Quý I năm 2025
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 52 - Quý II năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20 Đường Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ