Các thanh sát viên và nhà kiểm toán của "bộ tam" nói trên bắt đầu đợt kiểm tra nhằm đánh giá những tiến bộ của Hy Lạp trong việc thực hiện các cam kết ổn định lĩnh vực tài chính, bằng cuộc họp với Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp, Yannis Stournaras hôm 22/9.
Đợt kiểm tra dự kiến kết thúc vào cuối tháng 10/2013 này sẽ quyết định việc giải ngân khoản vay tiếp theo trị giá 1 tỷ euro (1,4 tỷ USD), nằm trong gói cứu trợ dành cho Hy Lạp.
Tuần báo To Vima cảnh báo việc thông qua thêm chỉ một biện pháp "khắc khổ" cũng có thể gây ra tình trạng bất ổn chính trị.
Trong bài phát biểu hồi tuần trước tại Brussels (Bỉ), Thủ tướng Antonis Samaras cho biết Athens không muốn thông qua bất kỳ biện pháp "thắt lưng buộc bụng" nào nữa. Gần đây, hàng chục nghìn người đã xuống đường biểu tình, phản đối quyết định cắt giảm lao động.
Không giống với những lần viếng thăm trước của các chủ nợ, lần này Hy Lạp đã đạt được một số tiến bộ trong việc cải thiện lĩnh vực tài chính, khi thông báo về khả năng thặng dư ngân sách. Kết quả này có thể giúp Athens đề nghị khoản hỗ trợ tài chính bổ sung từ EU vào cuối năm nay.
Theo giới phân tích, nội dung các cuộc đàm phán giữa nhóm "bộ tam" và Hy Lạp tập trung vào việc tạo thuận lợi cho các khoản vay của Hy Lạp thông qua việc xóa một phần các khoản nợ hoặc cung cấp các khoản vay mới với điều kiện ưu đãi hơn.
Hy Lạp đang hy vọng sau cuộc bầu cử ngày 22/9, chính phủ mới được thành lập ở Đức sẽ có quan điểm "thoáng hơn" đối với việc xóa nợ cho nước này.
Tình trạng suy thoái của kinh tế Hy Lạp cũng phần nào dịu bớt và tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ, dù vẫn ở mức cao hơn 27%. Trong một buổi hội thảo, Bộ trưởng Tài chính Stournaras khẳng định dấu hiệu phục hồi của kinh tế Hy Lạp đang trở nên rõ ràng hơn.
Kể từ năm 2010, Hy Lạp đã nhận tổng cộng 240 tỷ euro (325 tỷ USD) từ hai gói cứu trợ của EU và IMF, song hiện nay nước này thừa nhận rằng một gói cứu trợ thứ ba sẽ là cần thiết và ước vào khoảng 10 tỷ euro.
IMF dự kiến Hy Lạp sẽ cần 4,4 tỷ euro vào năm 2014 và thêm 6,5 tỷ euro vào năm 2015.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...