Đặc biệt, Chỉ số quản lý sức mua tổng hợp Markit Eurozone trong tháng 7/2013 lần đầu tiên trong 18 tháng đã đạt 50,5 điểm, cao hơn đôi chút so với con số ước tính ban đầu (50,4 điểm).
Kết quả cuộc thăm dò ý kiến này (được tiến hành với hàng nghìn nhà quản lý chịu trách nhiệm về hoạt động mua nguyên vật liệu/sản phẩm cho doanh nghiệp) vốn là thước đo đáng tin cậy về xu hướng phát triển của nền kinh tế.
Tại Đức, nhịp độ tăng trưởng sản lượng của khu vực chế tạo đạt mức cao kỷ lục của 17 tháng, trong khi khu vực dịch vụ lập mức đỉnh của 5 tháng. Trong lúc chỉ số tổng hợp của Đức trong tháng 7/2013 đạt 52,1 điểm, thì chỉ số này này của Pháp, Italy, và Tây Ban Nha tiếp tục có xu hướng cải thiện, mặc dù vẫn nằm dưới mốc 50 điểm. (Dưới 50 điểm là ngưỡng báo hiệu sự suy giảm và trên 50 điểm báo hiệu chiều hướng tăng trưởng).
Tuy nhiên, đội quân thất nghiệp tại khu vực trong hơn hai năm qua chỉ giảm rất ít (24.000 người) xuống 19,26 triệu người trong tháng 6/2013. Trong vài năm trở lại đây, Eurozone bị coi là rào cản lớn nhất đối với kinh tế thế giới, trong bối cảnh chính sách "thắt lưng buộc bụng" được tung ra nhằm kiềm chế cuộc khủng hoảng nợ đã "bóp nghẹt" khả năng tăng trưởng.
[Eurozone đang tiến dần theo hướng phục hồi kinh tế]
Theo Cơ quan Thống kê của Liên minh châu Âu (EU) Eurostat, doanh số bán lẻ của Eurozone trong tháng 6/2013 giảm 0,5% so với tháng trước đó. Đặc biệt là tại Đức, nền kinh tế lớn nhất EU, doanh số bán lẻ giảm tới 1,5%. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ có xu hướng không ổn định và phụ thuộc nhiều vào các nhân tố mang tính thời vụ.
Mặc dù vậy, tác động của lòng tin doanh nghiệp gia tăng đối với hoạt động chi tiêu tiêu dùng cũng đủ để các chuyên gia phân tích cho rằng sự phục hồi của nền kinh tế đang ổn định. Howard Archer, chuyên gia thuộc IHS Global Insight, dự đoán GDP của khu vực sẽ ngừng sụt giảm trong quý II/2013, sau 6 quý đi xuống - đợt suy thoái kéo dài nhất trong nhiều thập niên ở châu Âu.
Còn Marie Diron, cố vấn kinh tế cấp cao tại Ernst & Young, cho rằng những dữ liệu mới nhất cho thấy nền kinh tế Eurozone ở thời điểm giữa năm nay đã ổn định.
Theo chuyên gia này, việc giảm tốc chương trình khắc khổ sẽ giúp nền kinh tế dịch chuyển từ trạng thái suy giảm nhẹ sang tăng trưởng nhẹ, nhưng tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và chính sách hạn chế tín dụng sẽ ngăn cản kinh tế tăng trưởng mạnh.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...