Tài liệu được xây dựng dựa trên 15 nghiên cứu trường hợp của một số nước tại các khu vực khác nhau trên thế giới về các biện pháp xử lý hoặc can thiệp sớm đối với các TCTD hợp tác trong những năm gần đây và đưa ra một số kết quả chính như sau:
Thứ nhất, các quốc gia phản hồi cho biết việc xử lý TCTD hợp tác mà không làm thay đổi cấu trúc hợp tác xã đều không được quy định trong luật. Tuy nhiên, thực tế tại nhiều quốc gia, các cơ quan có thẩm quyền nỗ lực thực hiện để duy trì cấu trúc hợp tác của các TCTD hợp tác sau khi can thiệp sớm hoặc xử lý nếu có thể.
Thứ hai, các biện pháp xử lý hiệu quả được ưu tiên sử dụng để duy trì cấu trúc hợp tác xã của TCTD hợp bao gồm mua bán và sáp nhập (M&A) thực hiện ở giai đoạn can thiệp sớm và mua lại và tiếp nhận (P&A) thực hiện ở giai đoạn xử lý.
Thứ ba, trong trường hợp TCTD hợp tác có vấn đề với quy mô lớn hoặc có tầm ảnh hưởng hệ thống, các biện pháp như M&A hoặc P&A có thể không phải là một lựa chọn phù hợp vì sẽ cần tìm một TCTD hợp tác lớn hơn. Điều này không phải lúc nào cũng khả thi. Vì vậy, tổ chức BHTG nên xem xét xây dựng các khuôn khổ xử lý cho phép sử dụng các biện pháp xử lý như tự tái cơ cấu (bail-in) để xử lý các TCTD này.
Thứ tư, khi lựa chọn biện pháp xử lý, cần lưu ý xem xét ưu tiên mục tiêu chính sách công như ổn định tài chính và bảo vệ người gửi tiền hơn mục tiêu duy trì cấu trúc hợp tác xã. Mục tiêu thứ hai có thể được xem xét khi các mục tiêu chính sách công đó đã đạt được, tùy thuộc vào tầm quan trọng của TCTD hợp tác đối với mỗi quốc gia.