Cuộc khủng hoảng ngân hàng vào tháng 3 năm 2023 đánh dấu giai đoạn căng thẳng của hệ thống ngân hàng lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Sự phá sản của ngân hàng, mặc dù do nhiều yếu tố khác nhau, đã gây ra một cuộc khủng hoảng niềm tin lan rộng đối với thị trường tài chính trên toàn thế giới, khiến các nhà hoạch định chính sách phải đánh giá nguyên nhân và rút ra bài học ban đầu.
Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi Quốc tế (IADI), với tư cách là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu cho các hệ thống BHTG, đã đánh giá các hành động được thực hiện bởi các tổ chức BHTG để ứng phó với các sự kiện ngân hàng gần đây và phân tích tác động tiềm ẩn cũng như các vấn đề chính sách mới nổi đối với hệ thống BHTG bắt nguồn từ tình trạng hỗn loạn của ngân hàng.
Báo cáo tổng hợp các hành động của tổ chức BHTG nhằm ứng phó với tình trạng bất ổn của ngân hàng hồi đầu năm nay, xác định các vấn đề cần được nghiên cứu sâu hơn trong tương lai và có thể cung cấp thông tin cho việc đánh giá các Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển BHTG hiệu quả của IADI vào năm 2024. Những vấn đề này có thể được nhóm thành bốn lĩnh vực chính:
Thiết kế hệ thống BHTG
Sự bất ổn của các ngân hàng đã làm dấy lên cuộc tranh luận về rủi ro đối với sự ổn định tài chính của tiền gửi không được bảo hiểm, hạn mức BHTG đầy đủ, cấp vốn và các thỏa thuận hỗ trợ, phương pháp ứng dụng đổi mới công nghệ để thực hiện việc tiếp cận với tiền gửi không ngắt quãng và chi trả bảo hiểm nhanh hơn. Phân tích sâu hơn về những vấn đề này dựa trên những bài học rút ra từ khủng hoảng ngân hàng sẽ giúp xác định liệu các chính sách của hệ thống BHTG hiện tại có còn phù hợp hay cần phải sửa đổi.
Về hạn mức và phạm vi bảo hiểm: IADI sẽ xem xét tính phù hợp liên tục của hướng dẫn hiện tại về mức độ và phạm vi áp dụng có tính đến (i) những thay đổi trong môi trường kinh tế, xã hội và công nghệ, quy định và giám sát an toàn; (ii) sự sẵn có của các công cụ thay thế để quản lý đổ vỡ ngân hàng; (iii) chi phí của việc mở rộng phạm vi bảo hiểm đối với tổ chức BHTG, hệ thống ngân hàng; và do đó, tác động đến kênh tín dụng và nền kinh tế thực; (iv) tỷ lệ bảo hiểm hiện tại và hiệu quả của việc thay đổi hạn mức bảo hiểm nhằm ngăn ngừa rút tiền hàng loạt cũng như các rủi ro rủi ro đạo đức tiềm ẩn có thể xảy ra, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính.
Về nguồn vốn phí bảo hiểm và các thỏa thuận hỗ trợ: IADI sẽ xem xét các điều kiện cấp vốn phù hợp cho các tổ chức bảo hiểm tiền gửi, bao gồm cả cấp vốn trước đáng tin cậy được bổ sung bởi các thỏa thuận hỗ trợ công. IADI sẽ phân tích vai trò của hệ thống thu phí phân biệt trong việc quản lý rủi ro rủi ro đạo đức và xem xét các đặc điểm thiết kế thể phù hợp (ví dụ như tỷ lệ tiền gửi không được bảo hiểm tại các ngân hàng riêng lẻ và khả năng hấp thụ tổn thất sẵn có).
Về chi trả bảo hiểm tiền gửi: IADI sẽ tiến hành công việc tiếp theo để xác định và giải quyết các trở ngại đối với việc chi trả nhanh chóng và nghiên cứu cách thức để tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thể tận dụng tốt nhất đổi mới công nghệ ('DepTech'), có tính đến việc gia tăng tốc độ rút tiền hàng loạt do phương tiện truyền thông xã hội, thanh toán nhanh và ngân hàng di động. Để đáp ứng kỳ vọng ngày càng tăng của người gửi tiền về việc tiếp cận tiền gửi không gián đoạc, IADI sẽ tìm hiểu khả năng xây dựng các chính sách chi trả để tạo điều kiện cho người gửi tiền tiếp cận tiền gửi ở trường hợp hạn chế nhưng liên tục.
Xử lý ngân hàng đổ vỡ
Cơ chế BHTG và xử lý, bao gồm cả những cơ chế liên quan đến thanh lý và chi trả cho người gửi tiền, cần phải phối hợp tốt để giảm thiểu chi phí xử lý, bảo vệ người gửi tiền và duy trì sự ổn định tài chính. Cần phân tích sâu hơn về sự tương tác giữa BHTG và xử lý, đặc biệt là cách sử dụng các công cụ xử lý có thể hỗ trợ tính liên tục của các hoạt động ngân hàng quan trọng và khả năng tiếp cận tiền của người gửi tiền cũng như khả năng tái cấp vốn và hấp thụ tổn thất sẵn có ảnh hưởng đến chi phí xử lý của quỹ BHTG, cho dù tổ chức BHTG đóng vai trò là cơ quan xử lý hay chỉ đóng góp kinh phí cho quá trình xử lý.
Sự phối hợp trong Mạng an toàn tài chính
Cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 2023 đã nêu bật tầm quan trọng của việc có Mạng an toàn tài chính hoạt động tốt và tương tác, phối hợp hiệu quả của tất cả các thành viên trong đó, bao gồm quy định và giám sát an toàn, xử lý, BHTG và chức năng cho vay cuối cùng của ngân hàng trung ương. Phân tích sâu hơn sẽ giúp xác định cách thực hiện phương pháp tiếp cận tổng thể dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa tất cả các cơ quan có liên quan trong Mạng an toàn tài chính trong việc xác định và thực hiện chiến lược xử lý ưu tiên. Điều này có thể bao gồm việc đánh giá tầm quan trọng của hệ thống và xác định công cụ ưu tiên trong các biện pháp can thiệp và xử lý khủng hoảng (ví dụ: tiếp tục hoặc tạm ngừng trả tiền bảo hiểm). IADI cũng sẽ tìm cách tăng cường sự tham gia và hợp tác với các cơ quan xây dựng tiêu chuẩn khác, đặc biệt là Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS) và Ủy ban Ổn định Tài chính (FSB), nhằm đảm bảo sự tương tác hiệu quả của tất cả các cơ quan trong Mạng an toàn tài chính.
Về vấn đề hợp tác xuyên biên giới, IADI sẽ xem xét các giải pháp nhằm thúc đẩy việc chia sẻ và phối hợp thông tin xuyên biên giới giữa các tổ chức BHTG và các thành viên khác của Mạng an toàn tài chính tại quốc gia gốc và quốc gia sở tại để hỗ trợ quản lý khủng hoảng cho các ngân hàng có hoạt động xuyên biên giới quan trọng. IADI sẽ tiếp tục đóng vai trò là một diễn đàn toàn diện để các thành viên Mạng an toàn tài chính chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến quản lý và xử lý khủng hoảng xuyên biên giới nhằm giúp đặt nền tảng cho việc giải quyết các thách thức của lĩnh vực này.
Số hóa
Phân tích những tác động của đổi mới số hóa với hệ thống BHTG, đặc biệt là tác động của nó đối với hành vi của người gửi tiền và cách thức cung cấp dịch vụ ngân hàng. Điều này bao gồm giám sát phương tiện truyền thông trên mạng xã hội để tạo điều kiện hành động sớm trong trường hợp xảy ra bất ổn về ngân hàng, chiến lược truyền thông của tổ chức BHTG và các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng cũng như các xu hướng mới nổi như stablecoin (loại tiền mã hóa được gắn với một tài sản có giá cả ổn định, chẳng hạn như tiền pháp định hoặc kim loại quý) và Tiền điện tử của ngân hàng trung ương (CBDC) có thể tạo thêm sự không chắc chắn liên quan đến hành vi của người gửi tiền (ví dụ đẩy nhanh tốc độ rút tiền) và tác động đến mô hình kinh doanh của các tổ chức nhận tiền gửi. IADI sẽ xem xét cách thiết kế các chiến lược truyền thông trong môi trường truyền thông xã hội mới để giúp duy trì hoặc khôi phục niềm tin và nâng cao nhận thức của công chúng trong thời điểm bình thường và trong thời kỳ khủng hoảng.
TX