Tài liệu được xây dựng dựa trên dữ liệu Khảo sát thường niên của IADI từ năm 2015-2021 về mối tương quan giữa lạm phát đến hạn mức BHTG của các tổ chức BHTG và đưa ra một số kết quả chính như sau:
Thứ nhất, lạm phát đang là một thách thức đối với BHTG. Theo thống kê trong các năm qua, lạm phát ảnh hưởng đáng kể đến hạn mức BHTG bởi mức giá chung (General price levels) tăng dẫn đến hạn mức BHTG có xu hướng suy giảm mức độ bảo vệ.
Thứ hai, nếu hạn mức BHTG không thay đổi, lạm phát sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ tài khoản và số dư tiền gửi được bảo vệ toàn bộ theo các mức độ khác nhau. Nguyên nhân là lạm phát ảnh hưởng đến tổng tiền gửi thể hiện trên giá trị danh nghĩa đồng thời ảnh hưởng đến tỷ lệ tài khoản và số dư tiền gửi được bảo vệ toàn bộ, phụ thuộc vào chênh lệch thu nhập. Cụ thể, lạm phát có thể làm giá các mặt hàng thiết yếu như năng lượng hoặc thực phẩm tăng cao, dẫn tới giảm tỷ lệ tiết kiệm của những người gửi tiền có thu nhập thấp..
Thứ ba, lạm phát tăng cao làm ảnh hưởng đến giá trị của các khoản tiền gửi, do đó người dân có thể lựa chọn các công cụ tài chính khác. Tuy nhiên, áp lực lạm phát có thể khiến Ngân hàng Trung ương có các điều chỉnh chính sách tiền tệ tương ứng như: tăng lãi suất tiền gửi, dẫn tới tăng lãi suất cho vay. Ngoài ra, tỷ lệ lạm phát cao có thể gây ra bất ổn kinh tế, ảnh hưởng đến việc đầu tư vào thị trường vốn.
Lạm phát đặt ra những thách thức khó lường đối với các tổ chức BHTG. Các Ngân hàng Trung ương dự kiến điều chỉnh chính sách tiền tệ để đối phó với lạm phát trong tương lai. Dù vậy, các tổ chức bảo hiểm tiền gửi cần tiếp tục theo dõi tình hình kinh tế và nỗ lực hỗ trợ các mục tiêu ổn định tài chính, đảm bảo người gửi tiền được bảo vệ đầy đủ trong trường hợp có những cú sốc kinh tế vĩ mô bất lợi.