Khoản tiền trên được giải ngân sau khi IMF hoàn tất 2 đợt đánh giá hoạt động kinh tế của Hy Lạp theo thỏa thuận cho vay trên cơ sở Cơ chế quỹ cứu trợ mở rộng (EFF) đã nhất trí với Hy Lạp từ giữa tháng 3/2012.
Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde cho biết các nỗ lực ổn định tài chính của Hy Lạp "gây ấn tượng tốt" theo bất kỳ tiêu chí đánh giá nào, kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách sẽ giúp Athens trở lại mức chi tiêu tiền khủng hoảng và đã được phác thảo nhằm bảo vệ bất kỳ nhóm đối tượng dễ bị tác động nào.
Bà Lagarde cảnh báo Hy Lạp còn phải làm nhiều việc để hoàn tất những cải cách quan trọng nhằm thúc đẩy sản xuất và hạ giá, đặc biệt phải xem xét kỹ lưỡng hệ thống thuế nhằm tăng doanh thu từ thuế, chống trốn thuế và tinh giản khu vực nhà nước.
Số tiền 3,2 tỷ euro nói trên chỉ là một phần nhỏ trong gói cứu trợ 28 tỷ euro theo thỏa thuận liên quan EFF nhằm tạo điều kiện để các nước thành viên Khu vực đồng euro được phép tiếp cận các nguồn của IMF trên mức vay mượn thông thường.
IMF đã giải ngân cho Hy Lạp khoản cứu trợ 1,6 tỷ euro đầu tiên, song phong tỏa khoản cứu trợ tiếp theo do Athens chưa đáp ứng các tiêu chí vay mượn theo chương trình này.
Cũng trong ngày 16/1, IMF đã giải ngân khoản cứu trợ 838,8 triệu euro (1,11 tỷ USD) cho Bồ Đào Nha sau khi xem xét lại chương trình cải cách khu vực tài chính của nước này.
Trước đó 4 ngày, IMF khẳng định Bồ Đào Nha đang đi đúng hướng trong nỗ lực đáp ứng các mục tiêu cải cách kinh tế để đổi lấy gói cứu trợ phối hợp EU/IMF. Bà Lagarde khẳng định Chính phủ và người dân Bồ Đào Nha hết sức dũng cảm và kiên quyết khi thực hiện những cải cách cứng rắn và đau lòng.
Tuy nhiên, Bồ Đào Nha mới đi được 2/3 hành trình của mình và sẽ phải hoàn tất chương trình điều chỉnh kinh tế như đã cam kết.
Khoản giải ngân mới nằm trong chương trình cứu trợ 27,51 tỷ euro kéo dài 3 năm mà IMF cam kết dành cho Bồ Đào Nha. Tính đến nay, IMF đã giải ngân tổng cộng khoảng 22,16 tỷ euro cho Lisbon.
Đài Tiếng nói nước Nga đêm 16/1 dẫn tin đăng trên báo Handelsblatt của Đức cho biết nước này đã xem xét lại khái niệm bảo quản vàng dự trữ và quyết định rút về nước số lượng vàng đang lưu giữ ở nước ngoài.
Tin cho biết Đức sẽ rút số vàng dự trữ gửi ở New York (Mỹ) và đưa về nước toàn bộ khối lượng vàng hiện bảo quản ở Paris, Pháp.
Bằng cách này, Ngân hàng Liên bang Đức sẽ thực hiện một phần khuyến nghị của Viện Kiểm kê Liên bang về hoạch định khái niệm mới trong lĩnh vực bảo quản vàng và kiểm tra chất lượng số vàng Đức đang để ở nước ngoài.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...