Phát biểu tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ), bà Lagarde cho rằng kinh tế toàn cầu đang trên đà phục hồi ''ổn định'' kể từ sau cuộc khủng hoàng tài chính-kinh tế bùng phát năm 2008 từ Mỹ. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này vẫn còn yếu và tồn tại nhiều nguy cơ, nhất là khi các nước có thể đưa ra những quyết sách sai lầm hoặc các nỗ lực phục hồi kinh tế có thể bị đẩy lùi cho những căng thẳng liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Do đó, người đứng đầu IMF khuyến cáo các nước cần tích cực hợp tác trong việc đưa ra các chính sách phù hợp và hiệu quả nhằm giải quyết các ''điểm nóng'' chính trị, đồng thời thúc đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng bền vững để giúp cải thiện thị trường lao động và nâng cao điều kiện sống của người dân.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng Giám đốc IMF cũng khuyến cáo các nền kinh tế phát triển và mới nổi theo đuổi các chính sách linh hoạt và phù hợp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Riêng với nền kinh tế lớn nhất thế giới, bà Lagard cho rằng dù kinh tế Mỹ đang có nhiều dấu hiệu phục hồi tích cực và mạnh mẽ, nhưng Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vẫn cần có những bước đi thận trọng khi thực thi lộ trình thu hẹp gói kích thích kinh tế và tăng lãi suất cơ bản vốn đang duy trì ở mức thấp kỷ lục 0-0,25%.
Đối với Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), bà Lagard kêu gọi thực hiện chính sách giảm tỷ lệ lãi suất tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) để đảm bảo lạm phát thấp không kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Bà cũng bày tỏ hy vọng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) sẽ tiếp tục theo đuổi các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như đã cam kết trong cuộc gặp hồi tháng Hai vừa qua tại Australia, theo đó đặt mục tiêu đưa GDP toàn cầu lên hơn 2.000 tỷ USD trong 5 năm tới.
Đối với các nền kinh tế mới nổi, Tổng Giám đốc Lagarde lưu ý tốc độ tăng trưởng tại những nước này có thể bị tác động mạnh bởi chính sách cắt giảm chương trình thu mua trái phiếu của Fed.
Ngoài ra, việc Fed có khả năng nâng lãi suất cơ bản cũng sẽ khiến các dòng vốn đổ vào các thị trường mới nổi bị đình trệ. Vì vậy, bà hối thúc các nước sở hữu nguồn lực tài chính lớn cần có những chính sách hỗ trợ các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển ứng phó hiệu quả trước những biến động trên.
Bà Lagard đưa ra nhận định trên trước thềm Hội nghị thường niên mùa Xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB), sự kiến sẽ khai mạc tại Washington vào tuần tới.
Hội nghị quy tụ hàng trăm nhà lãnh đạo các nền kinh tế thế giới với mục đích thảo luận các vấn đề liên quan đến chính sách của hai thể chế tài chính lớn nhất thế giới trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và đối phó với các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...