Tại Áo, theo IMF, các chính sách ở Áo cần tập trung vào việc nâng cao cấu trúc tài chính công. Về điều này, IMF đề xuất tăng cường hơn nữa việc giám sát tài chính cũng như giới thiệu một khung khổ xử lý ngân hàng mới và một cơ chế bảo hiểm tiền gửi (BHTG) cấp vốn trước để hạn chế nhu cầu hỗ trợ ngân hàng trong tương lai từ phía Chính phủ. Một khung khổ xử lý ngân hàng toàn diện sẽ giúp giảm nhu cầu can thiệp của nhà nước trong tương lai. Trong phạm vi của khung khổ mới này, cơ chế BHTG cần được thống nhất để tạo ra quỹ xử lý ngân hàng. Một cơ chế cấp vốn trước được thống nhất do Chính phủ quản lý sẽ tạo điều kiện cho việc đóng cửa các ngân hàng đổ vỡ mà không phát sinh nợ công quá mức. Chỉ thị về Cơ chế Đảm bảo Tiền gửi sắp tới sẽ là cơ hội để nước Áo đi theo con đường này.
Tại Ghana, theo IMF, Ghana đang thiếu một kế hoạch quản trị khủng hoảng toàn diện và quyền xử lý ngân hàng đầy đủ. Chương trình Đánh giá Khu vực Tài chính 2011 của IMF (FSAP) đề xuất mở rộng về tăng cường khung giám sát và pháp lý vẫn chưa hoàn thiện. Trên thực tế, Ghana vẫn thiếu một cơ chế BHTG và các kế hoạch phối hợp xử lý khủng hoảng chính thức. FSAP cũng lưu ý nhu cầu phải tăng cường mạng an toàn tài chính thông qua việc giới thiệu cơ chế bảo hiểm tiền gửi này.
Năm 2003, do chưa có quỹ BHTG, Ngân hàng Trung ương Ghana (BOG) đã phải đóng cửa 3 ngân hàng nông thôn và cộng đồng nguyên nhân từ sự lưỡng lự trong việc thu hồi giấy phép của các ngân hàng do lo sợ ảnh hưởng bất lợi tới niềm tin của người dân đối với hệ thống tài chính.