Nền kinh tế châu Á cho đến nay đã được chứng minh là rất linh hoạt, đáp ứng tốt các nhu cầu trong nước,tỷ lệ thất nghiệp thấp và các doanh nghiệp hoạt động gần như hết năng suất. Tuy nhiên, sự phụ thuộc nặng nề về thương mại của châu Á có khả năng sẽ khiến năm 2012 trở nên khó khăn, sức tiêu thụ từ thị trường bên ngoài là nhân tố quan trọng quyết định hiệu suất kinh tế của khu vực. Trong thời gian tới, các chuyên gia IMF kỳ vọng hàng hóa xuất khẩu từ châu Á sẽ vẫn lưu thông trôi chảy.
Những căng thẳng gần đây trong các thị trường tài chính có thể đặt ra nguy cơ rủi ro đối với châu Á như: sự suy giảm sắc nét ở thị trường chứng khoán Châu Á, mất giá đồng tiền một số khu vực, áp lực về dự trữ đồng đô-la đang gia tăng ở nhiều quốc gia, chi phí bảo hiểm ngân hàng tăng vọt…Ngoài ra, cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đồng Euro có thể sẽ có một tác động đáng kể vì các ngân hàng khu vực Euro là nguồn cung cấp tín dụng thương mại lớn cho các ngân hàng khu vực Châu Á.
Nếu rủi ro có nguy cơ hiện thực, các nhà hoạch định chính sách châu Á đã có các chính sách ứng phó tích cực như: nới lỏng tiền tệ, tăng cường hoán đổi và dự trữ tổng hợp, chính sách tài chính hợp nhất và chính sách bổ sung được áp dụng trong cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008… để hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế khi có khủng hoảng.
Để duy trì hiệu suất tuyệt vời đã đạt được và giảm thiểu các tổn thất trước các cú sốc bên ngoài, các nhà hoạch định chính sách khu vực châu Á cần thực hiện một số cải cách sau:
- Ở Trung Quốc: tái cân bằng tăng trưởng bền vững từ đầu tư và xuất khẩu cho đến tiêu dùng cá nhân. Cụ thể là tự do hóa và cải cách hệ thống tài chính, hỗ trợ tài chính tiêu dùng đối với hộ gia đình, mở rộng thêm mạng lưới an toàn xã hội
- Tại Nhật Bản: giảm nợ công và nâng cao tiềm năng tăng trưởng.Vấn đề này sẽ được hỗ trợ bằng cách tăng cường lực lượng lao động, thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bãi bỏ lĩnh vực dịch vụ.
- Tại Hàn quốc: tăng năng suất trong lĩnh vực dịch vụ. Nhiều nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á nên tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng tiềm năng.
Mặc dù có nhiều tiến bộ đáng kể trong việc xóa đói giảm nghèo nhưng bất bình đẳng về thu nhập vẫn gia tăng ở hầu hết Châu Á suốt hai thập kỷ qua. Vì thế cải cách cơ cấu là rất cần thiết để thực hiện thúc đẩy tăng trưởng.
Năm 2012, IMF cùng Ngân hàng thế giới (WB) sẽ tổ chức Hội nghị thường niên tại Toky nhằm phát triển và xây dựng quan hệ đối tác của IMF với khu vực.Mối quan hệ khăng khít này càng được củng cố thông qua các cải cách quản trị như việc lựa chọn nhân sự chủ chốt của IMF từ châu Á trong thời gian tới.