Ủy ban dịch vụ tài chính (FSC) và Tổng công ty BHTG Hàn Quốc (KDIC) đang lên kế hoạch sửa đổi Luật BHTG để bổ sung thêm một loại tiền gửi được bảo hiểm: tiền gửi vào các quỹ ủy thác. FSC đã thảo luận cách thức tăng cường cơ chế bảo hiểm tiền gửi trong kỳ họp thứ 10 về cải cách tài chính diễn ra vào cuối tuần trước. Nếu kế hoạch sửa đổi được thông qua tại cuộc họp định kỳ tới đây của FSC và được sự ủng hộ của các thành viên Nội các trong cuộc họp Chính phủ sắp tới, người gửi tiền loại tiền gửi kỳ hạn cố định tại các quỹ ủy thác cũng được cam kết bảo vệ và chi trả ở hạn mức lên tới 50 triệu won.
Luật Bảo vệ người gửi tiền của Hàn Quốc có hiệu lực từ năm 1995 được xây dựng với mục tiêu bảo vệ tiền gửi tiết kiệm hạn mức tối đa 50 triệu won tại các tài khoản tiền gửi cố định, chẳng hạn tiền gửi theo yêu cầu, tài khoản tiết kiệm với tiền gửi cố định và các tài khoản tiết kiệm trả góp. Luật BHTG không bảo hiểm cho các quỹ ủy thác sinh lời bằng hình thức đầu tư.
Trên thực tế, tiền gửi kỳ hạn cố định tại các quỹ ủy thác được huy động từ nhiều khách hàng. Đây là hình thức đầu tư an toàn đối với các cổ phiếu hoặc trái phiếu. Các tổ chức tài chính nhận ủy thác sản phẩm tài chính để đầu từ tài sản của khách hàng có giá trị cao hơn 20 triệu won tại các tài khoản tiền gửi cố định của các ngân hàng thương mại tại Hàn Quốc. Sản phẩm tài chính có thể sinh lời cao hơn khi đầu tư vào các tài khoản ngoại tệ vốn có thể thu được lợi ích từ hoạt động hối đoái.
Theo Hiệp hội đầu tư tài chính Hàn Quốc, hình thức đầu tư vào tiền gửi có kỳ hạn cố định đã ghi nhận giá trị tiền ủy thác tăng tới 81,33 nghìn tỷ won tính đến cuối tháng 9/2016, cao hơn nhiều mức giá trị 31,15 nghìn tỷ won vào tháng 3/2014. Trong tổng số 351 nghìn tỷ won giá trị của các tài khoản ủy thác ngân hàng, tài sản đầu tư vào quỹ hưu trí chiếm tỷ lệ tương đối cao với giá trị lên đến 87,91 nghìn tỷ won, tiếp theo là tài sản đầu tư vào loại tiền gửi có kỳ hạn cố định và trái phiếu.
DTT
Nguồn: http://pulsenews.co.kr/view.php?sc=30800020&year=2016&no=875458