Khi IndyMac Bancorp sụp đổ tháng 7/2008, ba tháng trước khi Quốc hội tạm thời cho phép FDIC tăng mức bảo hiểm giới hạn cho cá nhân từ 100.000 USD tới 250.000USD. Có hiệu lực từ 1/1/2008. Đề xuất đã được Hạ viện công bố hôm nay như một phần của gói đề xuất thay đổi dự luật nhằm chấn chỉnh các qui định của Wall Street. Lưỡng viện đã thảo luận để cân nhắc việc thay đổi này trong cuộc họp lần thứ hai nhằm thống nhất luật
IndyMac là ngân hàng lớn thứ tư tại Mỹ bị phá sản sau khi người gửi tiền đã rút tiền hàng loạt. Mức bảo hiểm tại thời điểm đó là 100.000 USD trên một tài khoản cùng với 265 triệu USD không được bảo hiểm theo lời phát ngôn viên của FDIC-David Barr.
Theo đề xuất mới này thì người gửi tiền mà không được bảo hiểm sẽ được hỗ trợ nhiều hơn kể từ khi có khủng hoảng. FDIC đã từng đồng ý chi trả 50% cho các khách hàng gửi tiền tại IndyMac. Vi dụ: một khách hàng có 300.000USD tiền gửi tại IndyMac sẽ được nhận 200.000USD, trong đó 100.000 USD bảo hiểm và 50% của số tiền 200.000USD không được bảo hiểm. Ngoài ra, theo như qui định về mức bảo hiểm mới (tạm thời) từ 1/1/2008 thì người gửi tiền sẽ nhận thêm 50.000USD.
Vào tháng 10/2008 Quốc hội đã tạm thời nâng mức bảo hiểm lên 250.000USD cho đến hết năm 2009 như là một phần qui định của gói cứu trợ 700 tỷ USD tài chinh. Tuy nhiên, Quốc hội họp năm 2009 đã chấp thuận kéo dài qui định này đến năm 2013. Quỹ đền bù cho khách hàng của IndyMac và các ngân hàng bị phá sản khác trong thời hạn chín tháng trở về trước là quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC.
Quỹ này được thành lập từ phí thu từ ngành ngân hàng đã bị thâm hụt 20.7 tỷ USD tính đến hết quí I, theo như thông tin mới nhất từ FDIC. FDIC cũng dự trù 40.7 tỷ USD để bảo hiểm cho các ngân hàng.