Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Người gửi tiền nên biết

Khách hàng VPBank nhận được e-mail lừa đảo

Thứ 2 , 23/07/2018
Một số khách hàng VPBank nhận được yêu cầu cung cấp các thông tin nhạy cảm từ chính địa chỉ e-mail và website của ngân hàng này.

Ngày 21/7, một số khách hàng của VPBank cho biết đã nhận được e-mail cảnh báo bảo mật từ ngân hàng này. Địa chỉ bên gửi là ebank@ebank.vpbank.com.vn, đường link có dạng http://email-dbs1.vpbank.com.vn/link.php?M=… và trang web yêu cầu khai báo thông tin cũng xuất phát từ đúng tên miền của VPBank. 

Trong e-mail, bên gửi yêu cầu người dùng truy cập vào một đường link của VPBank ở địa chỉ http://ebank.vpbank.com.vn/security.html. Tại trang này, khách hàng phải nhập rất nhiều thông tin như số thẻ tín dụng, ngày hết hạn, tên khách hàng và cả mã số bí mật CVV. 

Email xuất phát từ địa chỉ ebank@ebank.vpbank.com.vn.

E-mail xuất phát từ địa chỉ ebank@ebank.vpbank.com.vn.

Nhận được e-mail trên, anh Đoàn Hoàng Sơn, một chuyên gia công nghệ đồng thời là khách hàng của VPBank tỏ ra ngờ vực: "Một e-mail từ ngân hàng lớn gửi cho khách hàng mà lại có nhiều lỗi chính tả, dấu chấm phẩy đặt không đúng chỗ, viết hoa không theo quy tắc, câu chữ không rõ nghĩa". 

"Sẽ không có chuyện một ngân hàng chủ quản thẻ lại phải lấy những thông tin này của khách hàng để tăng cường bảo mật vì thực tế là VPBank đã có dữ liệu này rồi", anh Sơn nói tiếp.

Anh Võ Trường An, một khách hàng khác của VPBank cho biết khi nhận được e-mail, anh đã cẩn thận kiểm tra địa chỉ e-mail người gửi cũng như các đường link bên trong. "Nếu chỉ xem những chi tiết đó thì hoàn toàn có thể tin tưởng rằng e-mail trên được gửi từ chính ngân hàng tôi đang sử dụng", anh nói.

Tuy nhiên, khi xem kỹ hơn, anh An cho biết ngoài lỗi chính tả trong e-mail, anh còn thấy điểm bất thường khác là trang yêu cầu nhập thông tin http://ebank.vpbank.com.vn/security.html lại không sử dụng kết nối an toàn https. "Một trang web yêu cầu nhập thông tin, đặc biệt là các thông tin nhạy cảm như số thẻ ngân hàng, ngày hết hạn, tên khách hàng… mà không dùng kết nối bảo mật thì rõ ràng có vấn đề", anh An cho hay. "Thấy không ổn nên tôi đã không làm theo hướng dẫn trong e-mail", anh cho biết.

Giao diện trang lừa đảo có địa chỉ ebank.vpbank.com.vn, yêu cầu nhập nhiều thông tin nhạy cảm.

Giao diện trang lừa đảo có địa chỉ ebank.vpbank.com.vn, yêu cầu nhập nhiều thông tin nhạy cảm.

Trao đổi với VnExpress, đại diện VPBank cho biết một số khách hàng của ngân hàng này đã nhận được e-mail lừa đảo chứa link phishing có tên miền VPBank. "Mảng marketing e-mail được chúng tôi thuê một bên khác thực hiện, máy chủ được cắm tại đó. Hacker đã tấn công từ phía bên đối tác và gửi e-mail lừa đảo tới khách hàng". Ngân hàng này cũng khẳng định sự cố trên không ảnh hưởng tới hoạt động của VPBank và cũng chưa ghi nhận báo cáo nào về ảnh hưởng của khách hàng liên quan đến e-mail giả trên.

Phân tích thư điện tử trên, ông Nguyễn Hồng Phúc, một chuyên gia bảo mật tại TP HCM, cho rằng "địa chỉ sub-domain ebank.vpbank.com.vn thuộc vpbank.com.vn mà là giả mạo thì có nguy cơ hacker đã chiếm được quyền kiểm soát tên miền hoặc chiếm quyền kiểm soát máy chủ ebank.vpbank.com.vn". Ông cũng cho rằng địa chỉ e-mail của VPBank cũng có nguy cơ đã bị kiểm soát để gửi tới rất nhiều khách hàng của ngân hàng này.

Ông Võ Thanh Thắng, Giám đốc trung tâm An ninh mạng Athena, cho rằng "E-mail giả mạo xuất phát từ địa chỉ của VPBank, gửi tới chính những khách hàng của họ nên trách nhiệm này thuộc về ngân hàng". Theo ông Thắng, "địa chỉ của trang web giả mạo kia chính xác thuộc về VPBank nên đây không đơn thuần là việc chiếm quyền kiểm soát e-mail mà còn bao gồm cả quyền kiểm soát tên miền vpbank.com.vn". Ông Thắng cho hay, “nếu khách hàng nhập đủ và đúng thông tin vào trang lừa đảo kia, kẻ đứng đằng sau có thể nắm được thông tin thẻ tín dụng, từ đó đánh cắp tiền của họ”.

Theo admin diễn đàn bảo mật WhiteHat, một khả năng khác có thể xảy ra là máy tính quản trị tên miền vpbank.com.vn bị hacker tấn công có chủ đích, ví dụ gửi mã độc, nghe lén... chiếm quyền quản trị tên miền, sau đó thực hiện các hành vi lừa đảo tới khách hàng. Đây là phương thức tấn công phổ biến và hiệu quả nhất mà hacker hay dùng. 

Hiện sự việc mới ở hình thức gửi e-mail lừa đảo và sub-domain của vpbank.com.vn đã được vô hiệu hóa. Tuy nhiên, người dùng Internet Banking nên cảnh giác khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến.

Các tin khác

Nhận biết tổ chức tín dụng đã tham gia bảo hiểm tiền gửi để an tâm gửi tiền
Nhận biết tổ chức tín dụng đã tham gia bảo hiểm tiền gửi để an tâm gửi tiền

Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là một trong những công cụ quan trọng trong hệ thống an toàn tài chính, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền. Vì vậy, việc nhận biết tổ chức tín dụng đã tham gia BHTG không chỉ là quyền lợi, mà còn là một kỹ năng tài chính thiết yếu trong thời đại hiện nay.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bảo vệ người gửi tiền như thế nào?
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bảo vệ người gửi tiền như thế nào?

Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng phát triển và hệ thống tài chính – ngân hàng...

Đẩy mạnh phòng, chống tội phạm trên không gian mạng trong lĩnh vực tài chính
Đẩy mạnh phòng, chống tội phạm trên không gian mạng trong lĩnh vực tài chính

Tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực tài chính ngày càng tinh vi, phức tạp, liên tục có...

Quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng
Quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư 02/2025/TT-NHNN quy định về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025.

Gia hạn thời gian thí điểm dịch vụ mobile money đến hết năm 2025
Gia hạn thời gian thí điểm dịch vụ mobile money đến hết năm 2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 87/NQ-CP về việc gia hạn thời gian thực hiện thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ - mobile money (Nghị quyết 87). Nghị quyết 87 có hiệu lực từ 15/4/2025

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Tiền gửi dân cư tăng mức kỷ lục
  • Nhận biết tổ chức tín dụng đã tham gia bảo hiểm tiền gửi để an tâm gửi tiền
  • Quan điểm, định hướng sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi
  • Đảng bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
  • Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Học viện Ngân hàng tăng cường hợp tác toàn diện
  • Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bảo vệ người gửi tiền như thế nào?
  • Tập trung nguồn lực triển khai sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi trong giai đoạn mới
  • Đảng bộ Chi nhánh BHTGVN khu vực Đông Bắc Bộ sinh hoạt chuyên đề kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
  • Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về BHTG - tín hiệu tích cực cho thị trường tài chính tín dụng
  • Đẩy mạnh phòng, chống tội phạm trên không gian mạng trong lĩnh vực tài chính
Quản lý ấn phẩm
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 67 Quý I năm 2025
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 52 - Quý II năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20 Đường Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ