Ổn định tài chính
Các chuyên gia đã dựa trên các chỉ số kinh tế vĩ mô của các quốc gia hàng đầu trên thế giới, kể cả tốc độ tăng trưởng GDP, thâm hụt ngân sách và tỷ lệ thất nghiệp để đưa ra đánh giá tổng thể của mình. Nhưng quan trọng nhất là sự ổn định tài chính của đất nước trong trường hợp bùng nổ làn sóng thứ hai của cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Nga lọt vào tốp 3 các nước ổn định nhất khi tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá 5%, trong khi tỷ lệ này ở Tây Ban Nha cao gấp 5 lần. Tỷ lệ thất nghiệp thấp, dự trữ vàng và ngoại hối cao bảo đảm vững chắc cho nhu cầu nhập khẩu. Ngoài ra, còn có các chỉ số kinh tế vĩ mô khác khá ổn định, trong đó nhịp độ tăng trưởng kinh tế khoảng 4% trong năm 2012 này.
Phát biểu tại phiên họp Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga ngày 21/11, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, ông Sergey Ignatiev cho biết trong 10 tháng qua, dự trữ vàng và ngoại hối của nước này đã tăng 28 tỷ USD, từ mức 499 tỷ USD lên 527 tỷ USD.
Theo đó, trong 10 tháng đầu năm 2012 Ngân hàng Trung ương Nga đã mua vào 7,7 tỷ USD và số vốn bị đưa ra khỏi nước Nga là 61 tỷ USD, nhiều hơn 1 tỷ USD so với 10 tháng đầu năm 2011.
Ông Ignatiev dự báo số vốn bị rút khỏi nước Nga trong cả năm nay sẽ vào khoảng 70 tỷ USD, tăng 5 tỷ USD so với dự kiến. Tuy nhiên, sang năm 2013, số vốn đầu tư vào kinh tế Nga sẽ nhiều hơn lượng vốn bị rút khỏi đất nước này. Năm nay lạm phát ở Nga sẽ vào khoảng 6%, thấp hơn mức dự kiến trước đó là khoảng từ 6,5 đến 7%.
Bộ Tài chính Nga cho biết, nợ nước ngoài của Nga đã tăng hơn 14% từ đầu đến năm nay, nâng tổng số nợ nước ngoài lên 41 tỷ USD. Dù số nợ trên khá lớn, song theo các chuyên gia, vấn đề đó không đáng ngại đối với nền kinh tế Nga bởi mới chỉ chiếm 2% GDP nếu so với quy mô của toàn bộ nền kinh tế.
Nhà phân tích kinh tế Georgy Voronkov lý giải nếu nhìn vào Khu vực đồng euro thì sẽ thấy nợ nước ngoài trung bình là 90% GDP. Tình hình ở Mỹ cũng chẳng tốt hơn: số nợ chiếm 80% GDP. Nhưng riêng Nga, nhờ cách tiếp cận cân bằng nhất đối với việc gia tăng gánh nặng nợ nên quốc gia này sẽ không bị đe dọa vỡ nợ như một số nước khác. Đa phần khoản nợ nước ngoài của Nga là các Eurobonds phát hành bằng ngoại tệ như đồng USD hay euro với 35 tỷ USD là trái phiếu, chỉ có 6 tỷ USD còn lại là vay từ các tổ chức tài chính quốc tế và một số quốc gia khác.
Khó khăn vẫn còn
Tuy vậy, Cơ quan Thống kê Nga cho biết kinh tế nước này tăng trưởng chậm lại, chỉ là 2,9% trong quý 3/2012, một dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh tế trong nước ít nhiều đang chịu tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Trước đó, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất khẩu dầu khí của Nga đã tăng trưởng 4,9% và 4% trong hai quý đầu năm nay. Theo các chuyên gia, kinh tế Nga tăng trưởng chậm là do chi tiêu tiêu dùng chững lại, hoạt động của ngành chế tạo sa sút và sản lượng nông nghiệp giảm.
Trong khi đó, nhật báo Vedomosti của Nga dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trong giai đoạn 2013-2030 của Nga sẽ là 4,1-5,4% tuỳ thuộc vào sự thành công của nỗ lực thúc đẩy sáng tạo mà Chính phủ nước này đang theo đuổi. Còn báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế dự đoán kinh tế Nga sẽ tăng trưởng 3% trong giai đoạn 2011-2030 và sau đó sẽ là 1,3% trong giai đoạn 2030-2060.
Theo chiến lược tiền tệ được trình lên Quốc hội hôm 3/10, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết thặng dư tài khoản vãng lai sẽ giảm từ 79,9 tỷ USD trong năm 2012 xuống 25,2 tỷ USD trong năm 2013 và bị thâm hụt 8,8 tỷ USD vào năm 2015 dựa trên kịch bản giá dầu sẽ ở mức 104 USD/thùng.
Chính Tổng thống Vladimir Putin cũng cảnh báo kinh tế toàn cầu chững lại sẽ tác động mạnh vào nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu năng lượng của Nga. Thêm vào đó, việc trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có thể tác động bất lợi tới tình hình kinh tế trước mắt và làm tăng tỷ lệ thất nghiệp.
Theo ông Putin , những rủi ro đến từ những nghĩa vụ mà nước Nga đã cam kết đang gia tăng do những diễn biến trên các thị trường toàn cầu, với một loạt các ngành kinh tế như chế tạo ô tô, máy công cụ, dệt may, dược, chăn nuôi gia súc và công nghiệp thực phẩm có thể bị tổn hại khi Nga mở cửa các thị trường cho cạnh tranh toàn cầu.
Việc đóng cửa các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và không hiệu quả, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, có thể làm tăng tình trạng thất nghiệp, dẫn tới bất ổn xã hội. Ngoài nguy cơ thất nghiệp, nguồn thu ngân sách có thể cũng sẽ sụt giảm do phải cắt giảm thuế nhập khẩu để phù hợp với các quy định của WTO.
Trước đó, trong sắc lệnh “Về chính sách kinh tế dài hạn của Chính phủ” Tổng thống Putin đã yêu cầu Chính phủ mới do Thủ tướng Dmitry Medvedev đứng đầu phải tạo bước đột phá để đến năm 2018 Nga vươn lên thứ 20 từ vị trí 120 hiện nay trong bảng xếp hạng tín nhiệm của Ngân hàng thế giới về các điều kiện kinh doanh.
Các chuyên gia kinh tế nhận định thời kỳ hoàng kim của dầu mỏ Nga kết thúc sẽ khởi đầu cho một sự thay đổi lớn trong quản lý kinh tế đất nước, đồng thời cũng sẽ là một thử thách không nhỏ cho các nhà lãnh đạo Mátxcơva vốn đã từng cam kết dành 1.000 tỷ rúp cho chương trình tăng lương và ngân sách trong cuộc bầu cử diễn ra hồi tháng 3/2012. Việc nguồn thu ngoại tệ từ dầu mỏ và khí đốt giảm mạnh sẽ buộc Chính phủ Nga phải cải cách triệt để nền kinh tế cũng như hệ thống pháp luật, đồng thời tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài để bù đắp thâm hụt ngân sách.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...