Vượt tầm kiểm soát
FSB, Ủy ban Bình ổn tài chính với sự tham gia của 20 quốc gia hàng đầu thế giới, mới đây khẳng định tín dụng đen đang phát triển rất mạnh, vượt ra ngoài mạng lưới kiểm soát vốn đang tập trung để mắt tới các hoạt động ngân hàng truyền thống. Đồng thời, FSB cũng kêu gọi các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn khu vực này.
Các quan chức của Liên minh châu Âu cũng cho rằng việc giám sát chặt chẽ khu vực "tín dụng đen" này là một việc làm cần thiết nhằm ngăn chặn nguy cơ lặp lại cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến cho các ngân hàng bị lao đao trong 5 năm qua.
Nghiên cứu của FSB cũng đã chỉ ra rằng, quy mô của hệ thống "tín dụng đen" trên toàn thế giới đã tăng gấp đôi, lên con số 62 ngàn tỷ USD chỉ trong 5 năm, tính tới năm 2007. Tuy nhiên, năm 2011, quy mô của nó đã tăng lên mức 67 ngàn tỷ USD. Đây là một con số vô cùng khủng vì nó vượt xa tổng sản lượng kinh tế của nhiều quốc gia cộng lại.
Các hoạt động trị giá nhiều ngàn tỷ của các quỹ tương hỗ, các công ty góp vốn tư nhân được cho là những ví dụ của hoạt động ngân hàng bóng tối.
Tuy nhiên, "tín dụng đen" cũng hiện diện tại các quỹ đầu tư, quỹ thị trường tiền tệ, và thậm chí là cả các doanh nghiệp giàu tiền mặt. Họ cho các ngân hàng vay trái phiếu chính phủ mà mình nắm giữ và đổi lại các ngân hàng sẽ dùng chúng như một vật thế chấp khi cần huy động tín dụng từ ngân hàng trung ương châu Âu.
Hệ thống "tín dụng đen" của Mỹ là lớn nhất thế giới với quy mô tài sản 23 ngàn tỷ USD vào năm 2011. Tiếp đó là khu vực đồng tiền chung với 22 ngàn tỷ và Anh với 9 ngàn tỷ.
"Thị phần" của Mỹ trên thị trường tín dụng đen thế giới đã giảm trong vài năm trở lại đây trong khi đó, tại Anh và khu vực Eurozone khu vực đó đã ngày càng lớn mạnh.
Khó kiểm soát
FSB cảnh báo rằng, việc siết chặt quy định sẽ buộc các ngân hàng tăng nguồn dự trữ vốn để bù đắp các khoản lỗ. Và điều này có thể thúc đẩy họ thực các giao dịch đen.
FSB cho rằng, chủ trương kiểm soát tốt hơn hoạt động ngân hàng bóng tối là điều cần thiết phải thực hiện nhưng cũng phải khẳng định việc cải cách khu vực này phải được giải quyết một cách thận trọng bởi thực tế đây cũng là một nguồn tín dụng khá quan trọng đối với các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.
Các loại hình tín dụng đen có thể bao gồm bảo hiểm - hoạt động có thể chuyển các khoản nợ ngân hàng thành một công cụ có thể giao dịch và sau đó được dùng để tái tài trợ, cấp vốn tín dụng, khiến cho hoạt động cho vay trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, để đối phó với khủng hoảng, ngay cả các ngân hàng trong đó có IKB của Đức cũng đã dự trữ hàng tỷ USD với những công cụ "đen" như thế trong các tài khoản ngoại bảng.
Một ví dụ khác là một hợp đồng mua lại nơi mà người tham gia như một quỹ tương hỗ bán lại trái phiếu chính phủ mà nó sở hữu cho một ngân hàng. Ngân hàng sau đó có thể dùng những trái phiếu này cho một quỹ tương hỗ hay một tổ chức khác vay. Những hợp đồng, thỏa thuận như vậy được các ngân hàng sử dụng để cho vay và đi vay. Rủi ro có thể phát sinh nếu như một trong các bên trong chuỗi giao dịch bị trục trặc hoặc sụp đổ.
Tín dụng đen có thể tạo ra những rủi ro hệ thống, khuếch đại phản ứng của thị trường khi tính thanh khoản tại thị trường khan hiếm. Do đó, điều cần thiết là phải đưa ra những giải pháp thực sự hiệu quả và đúng đắn để thị trường tài chính không bị chệch hướng do những tác động của những "giao dịch ngoại bảng".