1. King nghiệm của Bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản
Điều đáng lưu ý của những ví dụ về khủng hoảng thông thường nói trên là: Chính phủ không sử dụng tiền thuế của dân cư để xử lý khủng hoảng. Khủng hoảng bất thường có hai biểu hiện đáng lưu ý như sau:
- Thị trường mất tính thanh khoản một cách nghiêm trọng (bốc hơi thanh khoản), điều này có thể đẩy các tổ chức tài chính bên bờ vực của sự phá sản
- Khủng hoảng tác động nghiêm trọng và bất ngờ đến nền kinh tế thực trong phạm vi không chỉ từng quốc gia riêng lẻ mà có tính toàn cầu.
Để giải quyết khủng hoảng bất thường, Chính phủ Nhật sử dụng : (1) các biện pháp thông thường được áp dụng một cách bất thường; và (2) những biện pháp bất thường.
- Các biện pháp thông thường áp dụng một cách bất thường thể hiện ở các nội dung: cắt giảm mạnh lãi suất; cung cấp thanh khoản với khối lượng lớn ra thị trường; mở rộng việc bảo vệ người gửi tiền. Các biện pháp trên không mới, tuy nhiên, sự bất thường được thể hiện ở việc mức độ, cường độ của các giải pháp thường rất lớn.
- Các biện pháp bất thường được thể hiện ở các nội dung: bảo đảm cho các khoản nợ không phải là tiền gửi của các tổ chức tài chính, thực hiện bơm vốn cho các tổ chức gặp vấn đề, mua lại hoặc khoanh nợ đối với các tài sản độc hại và quốc hữu hóa các tổ chức gặp vấn đề.
Kinh tế Nhật Bản đang ở trong tình trạng mất tính thanh khoản và các ngân hàng tham gia thị trường tiền tệ mất sự tin tưởng vào nhau. Vì vậy, các ngân hàng không cho nhau vay dẫn đến tình trạng Ngân hàng trung ương phải đóng vai trò trung gian giữa các tổ chức tài chính. Một số điểm nổi bật:
- Thứ nhất, các ngân hàng Nhật Bản ít tham gia vào các hoạt động đầu tư, cho vay bong bóng hơn các quốc gia khác trên thế giới
- Thứ hai, các luồng tiền đầu tư từ bên ngoài đã rút khỏi thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản
- Thứ ba, hiện tượng suy giảm kinh tế thực xảy ra đồng thời với tình trạng đóng băng tín dụng. Hiện tượng suy giảm kinh tế do nguyên nhân chủ yếu là xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản.
II. Kinh nghiệm của Chính phủ Mỹ và của Tổng công ty BHTG Mỹ (FDIC)
1.2.1 Tổng quan thị trường tài chính Mỹ trong giai đoạn khủng hoảng tài chính
- Chỉ số chứng khoán sụt giảm mạnh (Dow Jones giảm 44% so với mức đỉnh điểm năm 2007), đồng thời giá cổ phiếu ngân hàng cũng sụt giảm mạnh;
- Giá bất động sản giảm mạnh (giảm 18,2% trong năm 2008) đi kèm theo đó là hiện tượng tỷ lệ giá trị khoản vay/giá trị tài sản thế chấp tăng cao kỷ lục và số vụ thu hồi nhà thế chấp tăng cao nhất kể từ năm 2006;
- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng sụt giảm mạnh, khả năng thanh khoản gặp vấn đề và mức vốn sụt giảm.
Các hiện tượng trên dẫn tới số lượng ngân hàng gặp vấn đề tăng mạnh. Cụ thể, trong năm 2008 đã có 25 ngân hàng đổ vỡ, mức cao nhất trong vòng 15 năm qua.
Các giải pháp của Chính phủ Mỹ và các cơ quan tham gia Mạng an toàn tài chính (bao gồm Bộ tài chính, Cục dự trữ liên bang, Tổng công ty BHTG Mỹ) thực hiện nhằm giải quyết khủng hoảng và duy trì ổn định thị trường tài chính
CÆ QUAN |
NỘI DUNG NGHIỆP VỤ THỰC HIỆN |
BỘ TÀI CHÍNH | Chương trình xử lý tài sản xấu trị giá 700 triệu USD do Chính quyền tổng thống Bush đưa ra nhằm ổn định thị trường tài chính. |
- Chương trình mua lại vốn: trị giá 250 tỷ USD nhằm tăng cường năng lực tín dụng của các tổ chức tài chính. Đây là chương trình tự nguyện áp dụng cho các ngân hàng do Chính phủ kiểm soát. Các ngân hàng phải có năng lực hoạt động nhất định mới được tham gia chương trình này. Đến thời điểm hiện tại, chương trình đã giải ngân được tổng cộng 195,9 tỷ USD cho 359 tổ chức trên toàn nước Mỹ trong đó có các tập đoàn lớn như Citigroup, JP Morgan Chase. Như vậy, chương trình còn dư khoảng 50 tỷ USD chưa thực hiện giải ngân - Chương trình hỗ trợ các tổ chức tài chính gặp vấn đề có thể tác động dây chuyền đến toàn bộ hệ thống: đây là chương trình hướng tới các tổ chức tài chính quy mô lớn và có quan hệ chặt chẽ với nhiều tổ chức tài chính khác. AIG đã nhận được 40 tỷ USD từ chương trình này - Chương trình đầu tư vào một số tổ chức tài chính trọng điểm: mục tiêu nhằm duy trì niềm tin của công chúng vào thị trường tài chính. Bank of America và Citigroup đã nhận được mỗi tổ chức thêm 20 tỷ USD trong chương trình này - Chương trình cung cấp vốn cho ngành ô tô: chương trình có tổng giá trị 22,4 tỷ USD đã được cung cấp cho General Motors và Chrysler nhằm ngăn ngừa tình trạng đổ vỡ của ngành ô tô. |
|
Chương trình ổn định tài chính (giai đoạn 2 của chương trình xử lý tài sản xấu) | |
- Chương trình hỗ trợ vốn: giúp đảm bảo cho các ngân hàng có đủ vốn hoạt động, kèm theo đó là chương trình thử sức chịu đựng (stress test) nhằm đánh giá mức độ rủi ro của các ngân hàng - Quỹ đầu tư chung của nhà nước và khu vực tư nhân: nhằm loại bỏ những tài sản không lành mạnh ra khỏi sổ sách kế toán của ngân hàng - Chương trình cho vay chứng khoản đảm bảo bằng tài sản có kỳ hạn: đây là sáng kiến do Bộ tài chính và FED đưa ra nhằm làm giảm mức chênh lãi suất và tái khởi động thị trường tín dụng các khoản chứng khoán hóa - Chương trình hỗ trợ các khoản vay thế chấp - Ban hành các quy định mới về quản trị và giám sát: đưa ra những điều kiện chặt chẽ hơn về việc cho vay, quy định lợi tức và bồi thường, cơ chế báo cáo minh bạch hơn nhằm đảm bảo các ngân hàng nhận được vốn hỗ trợ có trách nhiệm sử dụng hợp lý các nguồn vốn được Chính phủ cung cấp |
|
CỤC DỰ TRỮLIÊN BANG | Chương trình hỗ trợ do FED thực hiện tập trung vào các nội dung chủ yếu: i) kéo dài thời hạn khoản cho vay; ii) mở rộng đối tượng được vay; iii) mở rộng danh mục các tài sản có thể sử dụng để thế chấp; iv) giảm chi phí vay |
- Chương trình đấu giá kỳ hạn: chương trình đấu giá thực hiện cung cấp trực tiếp nguồn vốn cho các tổ chức nhận tiền gửi - Chương trình cung cấp tín dụng cho các nhà môi giới sơ cấp: công cụ cho vay qua đêm nhằm cung cấp nguồn tài chính cho các nhà môi giới sơ cấp các loại chứng khoán chính phủ - Chương trình cho vay chứng khoán có kỳ hạn: cung cấp các khoản chứng khoán có kỳ hạn cho các nhà môi giới sơ cấp và đổi lấy các tài sản đảm bảo có tính thanh khoản thấp hơn - Thỏa thuận hoán đổi tiền tệ: FED phối hợp với một số Ngân hàng trung ương các quốc gia cung cấp thanh khoản cho thị trường - Chương trình cung cấp thanh khoản nhằm mua lại thương phiếu có đảm bảo bằng tài sản trên thị trường tiền tệ: cung cấp các khoản vay cho ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi khác để các tổ chức này có thể mua lại một số loại thương phiếu nhất định trên thị trường tiền tệ - Chương trình mua lại thương phiếu: FED mua lại trực tiếp thương phiếu của các tập đoàn của Mỹ - Chương trình hỗ trợ chứng khoán đảm bảo bằng tài sản có kỳ hạn: hỗ trợ các công ty quy mô nhỏ có thể tiếp cận được với khoản tín dụng thông qua việc hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động phát hành chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản - Chương trình mua lại chứng khoán có bảo đảm bằng tài sản: mua lại các khoản nợ có tài sản đảm bảo của các tổ chức như Fannie Mae, Freddie Mac… - Cung cấp thanh khoản cho các nhà đầu tư trên thị trường tiền tệ |
|
TỔNG CÔNG TY BHTG MỸ |
Tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi tạm thời: nâng hạn mức chi trả từ 100.000 USD lên 250.000 USD đến 31/12/2009 nhằm duy trì niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính ngân hàng |
Chương trình bảo lãnh thanh khoản tạm thời: áp dụng kể từ 13/10/2008 nhằm ổn định cấu trúc vốn của các tổ chức tài chính, đồng thời tạo thêm nguồn vốn để các tổ chức tín dụng cho vay. Chương trình gồm hai nội dung chính: - Chương trình bảo lãnh tài khoản giao dịch: kể từ 14/10/2008, FDIC cung cấp bảo hiểm toàn bộ cho các tài khoản giao dịch không hưởng lãi suất tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Đã có 7.200 ngân hàng (86,7% tổng số ngân hàng) tham gia chương trình này - Chương trình bảo lãnh vay: chương trình bảo lãnh tạm thời cho các khoản vay ưu đãi không có tài sản đảm bảo của tổ chức tham gia BHTG phát hành trong giai đoạn từ 14/10/2008 đến 30/6/2009 và thời hạn bảo lãnh không quá 30/6/2012. Để tham gia chương trình này, các tổ chức tài chính phải trả mức phí bảo lãnh (0,05%; 0,75% hoặc 0,1%) tùy thuộc vào độ dài kỳ hạn khoản vay. Có 2.800 tổ chức (56%) tham gia chương trình này. |
Vấn đề quy mô Quỹ bảo hiểm tiền gửi nhằm xử lý khủng hoảng tài chính:
Sau khi xử lý các ngân hàng đổ vỡ trong năm 2008 và hai tháng đầu năm 2009, tỷ lệ “quỹ BHTG / tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm của FDIC đã giảm mạnh. Tính đến quý II/2008, tỷ lệ trên giảm xuống mức 1,01% và đến quý III thậm chí chỉ còn mức 0,76%. Đây là tỷ lệ thấp nhất kể từ khi quỹ BHTG cho ngân hàng và các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm được hợp nhất vào năm 1994. Như vậy, tỷ lệ quỹ BHTG đã giảm xuống thấp hơn mức Luật định (1,15%) và cũng theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi, FDIC phải xây dựng một kế hoạch phục hồi nhằm đảm bảo mức quy định 1,15% trong vòng 05 năm.
Vào ngày 07/10/2008, FDIC đã công bố kế hoạch phục hồi với các nội dung chủ yếu là thay đổi tỷ lệ đánh giá các tổ chức tham gia BHTG đồng thời thay đổi một số nội dung của hệ thống phí điều chỉnh theo mức độ rủi ro. Những thay đổi này đảm bảo đáp ứng các tổ chức tham gia BHTG có rủi ro lớn hơn phải nộp mức phí cao hơn.
1.2.2 Nghiệp vụ xử lý ngân hàng đổ vỡ của FDIC
Nguyên tắc chi phí tối thiểu phải được áp dụng trừ phi tổ chức gặp vấn đề được xác định có thể tác động nghiêm trọng đến tình hình kinh tế và sự ổn định tài chính và việc lựa chọn giải pháp phù hợp có thể tránh hoặc loại bỏ rủi ro nói trên. Điều khoản đặc biệt trên chỉ có thể được áp dụng nếu có 2/3 phiếu thuận của Hội đồng quản trị FDIC, Hội đồng thống đốc của Cục dự trữ liên bang và sự đồng thuận của Bộ trưởng Bộ tài chính (đã tham vấn chỉ đạo của Tổng thống).
Diễn biến của khủng hoảng tài chính:
Thời gian |
Nội dung |
Tháng 7/2007 |
Hai Quỹ phòng ngừa rủi ro Bear Stearns đánh mất phần lớn tài sản của mình khi giá trị thế chấp dưới chuẩn xuống giá. |
Quý 3/2007 |
Các ngân hàng thương mại lớn của Mỹ báo cáo thua lỗ khá lớn trong hoạt động cho vay thế chấp dưới chuẩn và cho vay đòn bẩy tài chính. Các ngân hàng đầu tư hàng đầu của Mỹ đã công bố thua lỗ liên quan tới các nghĩa vụ nợ thế chấp (CDOs), và thế chấp dưới chuẩn. |
Tháng 01/2008 |
Hơn 1 % các hộ gia đình ở Mỹ rơi vào tình trạng tịch biên tài sản trong năm 2007, tăng so với mức 0.6 % trong năm 2006 |
Tháng 03/2008 |
Cục Dự trữ liên bang cho JPMorgan Chase vay 30 tỷ USD để mua Bear Stearns. Cục Dự trữ Liên bang cung cấp tín dụng cho các nhà môi giới sơ cấp nhằm hỗ trợ khả năng thanh khoản thị trường |
Tháng 06/2008 |
Bank of America mua lại Countrywide. |
Tháng 07/2008 |
IndyMac đổ vỡ |
7/9/2008 |
Tiếp quản Fannie Mae và Freddi Mac |
15/9/2008 |
Lehman Bros nộp hồ sơ xin phá sản. Bank of America đồng ý mua lại Merrill Lynch |
16/9/2008 |
AIG nhận được $85 tỷ của Cục dự trữ liên bang chi nhánh New York. |
19/9/2008 |
Bộ tài chính tạm thời thiết lập Quỹ bảo lãnh thị trường tiền tệ trước những thua lỗ lên tới $50 tỷ. |
3/10/2008 |
Quốc hội thông qua dự Luật Ổn định Kinh tế khẩn cấp năm 2008 cho phép thực hiện Chương trình Cứu trợ Tài sản tạm thời 700 tỷ USD (TARP). |
7/10/2008 |
Fed xây dựng chương trình hỗ trợ vốn cho thương phiếu (CPFF) nhằm đáp ứng khả năng thanh khoản cho các tổ chức phát hành thương phiếu của Mỹ. |
14/10/2008 |
FDIC thông báo Chương trình Bảo lãnh Thanh khoản tạm thời (TLGP) để tháo gỡ khả năng thanh khoản của ngân hàng. Bộ Tài Chính thông báo Chương trình Mua nợ với giá trị 250 tỷ USD trong Chương trình 700 tỷ USD được sử dụng để mua lại cổ phiếu ngân hàng, 125 tỷ USD trong đó sẽ được cấp cho 9 ngân hàng lớn nhất của Mỹ |
23/11/2008 |
FDIC, Bộ Tài chính và Cục Dự trữ Liên Bang thông báo một gói hỗ trợ dành cho Citigroup. |
19/12/2008 |
Nhà Trắng tuyên bố công khai gói giải cứu 17,4 tỷ USD cho General Motors và Chrysler. |
Tháng 01/2009 |
FDIC, Bộ Tài chính và Cục Dự trữ Liên bang thông báo một gói hỗ trợ cho Bank of America. |
Thành lập ngân hàng bắc cầu để xử lý Ngân hàng Indy Mac
Giới thiệu chung: Indy Mac có tổng tài sản 30 tỷ USD, tổng tiền gửi 19 tỷ USD. Đây là Ngân hàng đứng thứ 7 về Tiết kiệm và Cho vay, đứng thứ 2 về cho vay cầm cố độc lập tại Mỹ. Indy Mac có 33 chi nhánh tại Miền Nam California, 182 Phòng Giao dịch Cho vay trên toàn nước Mỹ.
Về nguyên nhân đổ vỡ, ngân hàng hoạt động dựa trên nguồn vốn tiền gửi lãi suất cao và các khoản ứng trước của Ngân hàng Cho vay Mua nhà Liên Bang (FHLB). Thị trường giao dịch các khoản chứng khoán hóa đổ vỡ vào cuối năm 2007, sự gia tăng các khoản trả nợ không đúng hạn và các khoản vay không thu hồi được, xếp hạng trái phiếu bị đánh tụt hạng đối với các khoản vay chứng khoán hóa là các nguyên nhân chủ yếu khiến Indy Mac đổ vỡ.
Quá trình xử lý của FDIC: IndyMac đổ vỡ một cách nhanh chóng và FDIC được chọn là cơ quan tiếp nhận. IndyMac Federal Bank một ngân hàng bắc cầu do FDIC thành lập đặt dưới sự quản lý của FDIC đã tiếp nhận hoạt động của Indy Mac. Ngoài các khoản tiền gửi được bảo hiểm, FDIC thanh toán 50% tạm ứng lãi cho khách hàng không được bảo hiểm (600 triệu USD tiền gửi không được bảo hiểm) với tổng chi phí ước tính lên tới 8.5 đến 9.4 tỷ USD. FDIC gánh chịu chi phí lớn cho việc giải quyết Indy Mac vì cơ cấu vốn của IndyMac, bao gồm chủ yếu là khoản vốn ứng trước của FHLB là khoản được đảm bảo toàn bộ và tiền gửi chi phí cao với giá trị chuyển quyền thấp.
Lựa chọn chi phí tối thiểu: Trước khi lựa chọn việc thành lập ngân hàng bắc cầu để tiếp quản Indy Mac, FDIC đã tính toán chi phí giữa việc tiến hành chi trả hoặc phân bổ tổn thất (tiến hành các biện pháp tiếp quản). Trong trường hợp của Indy Mac, tính toán cụ thể như sau:
Chi trả |
Áp dụng biện pháp phân bổ tổn thất (ngân hàng bắc cầu) |
Các khoản phải trả thứ cấp $10.0 FDIC $18.4 Tiền gửi không bảo hiểm. $0.6 Chủ nợ thông thường $0.3 Hối phiếu ưu tiên $0.0 Chủ nợ thứ cấp $0.0 Tổng chi phí dự kiến $29.3 |
Các khoản phải trả thứ cấp $0 FDIC $8.5-9.4 Tiền gửi không bảo hiểm $0.3 Chủ nợ thông thường $0.3 Hối phiếu ưu tiên $0.0 Chủ nợ thứ cấp $0.0 Tổng chi phí dự kiến $9.1-10.0 |
Thông tin về ngân hàng bắc cầu mới được thành lập: Sau khi tiếp quản Ngân hàng IndyMac và thành lập Indy Mac Federal, thông tin chủ yếu về ngân hàng bắc cầu mới như sau: i) hoạt động dưới mô hình ngân hàng bán lẻ 33 chi nhánh với 6.5 tỷ USD tiền gửi; ii) Danh mục khoản cho vay 16 tỷ USD và 6.9 tỷ chứng khoán nắm giữ; iii) 157.7 tỷ USD dịch vụ thế chấp; iv) tự quản về tài chính và 20.2 tỷ USD dịch vụ thế chấp rủi ro cao (reverse mortgage).
Việc bán lại ngân hàng bắc cầu: về nguyên tắc, sau khi tài sản lành mạnh được chuyển sang ngân hàng bắc cầu, FDIC sẽ quản lý, khôi phục hoạt động và bán lại ngân hàng đó. IMB Management Holdings là tổ chức nhận mua lại và sẽ thanh toán cho FDIC 13.9 tỷ USD. Để mua lại ngân hàng bắc cầu, IMB có thỏa thuận cơ cấu chia sẻ thiệt hại dựa trên tài sản được đảm bảo. Bên cạnh đó, IMB sẽ sử dụng Chương trình hỗ trợ nâng cấp khoản vay của FDIC và được tham gia vào các chương trình cấp vốn vay của FDIC.
Trong năm 2008, FDIC đã tiến hành xử lý 25 ngân hàng và tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đổ vỡ với các thông tin cụ thể như sau:
- $361 tỷ tài sản ngân hàng đổ vỡ . $303 tỷ tài sản được mua lại khi xử lý đổ vỡ.
- Tổng $194 tỷ tiền gửi, trong đó có $681 triệu tiền gửi không được bảo hiểm và $390 triệu tiền gửi không được bảo hiểm có lợi tức ròng được trả vào cuối năm 2008.
- Tổn thất dự kiến là $15.6 nghìn tỷ đối với FDIC (tương đương 4.3% tổng tài sản của ngân hàng đổ vỡ).