Logo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Deposit Insurance of Vietnam
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ
icon home Trang Chủ icon arrow Nghiên cứu - Trao đổi

Kinh nghiệm của Mỹ trong việc linh hoạt điều chỉnh hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi và bài học đối với Việt Nam

Thứ 2 , 04/12/2023
Hạn mức chi trả tiền bảo hiểm số tiền tối đa mà người gửi tiền nhận được khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, và là một trong những vấn đề cốt lõi của chính sách của bảo hiểm tiền gửi (BHTG). Có thể nói, đối với người gửi tiền, đây là vấn đề đựơc quan tâm nhiều nhất, do nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ. Theo khuyến nghị của Hiệp hội BHTG quốc tế, hạn mức BHTG cần được xem xét, đánh giá lại thường xuyên và được điều chỉnh linh hoạt đáp ứng yêu cầu ổn định hệ thống tài chính ngân hàng trong từng giai đoạn.

Thông thường, các quốc gia điều chỉnh hạn mức chi trả nhằm mục đích thích ứng với tăng lạm phát theo thời gian; kích thích tăng huy động vốn vào hệ thống ngân hàng và củng cố niềm tin của người gửi tiền. Khi hoạt động tài chính, ngân hàng bất ổn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, niềm tin của công chúng đối với các ngân hàng khu vực nhỏ và vừa bị giảm sút, dẫn đến hiện tượng rút tiền ồ ạt, và đây là mối đe dọa đối với sự ổn định của ngành ngân hàng và tài chính các nước. Nếu không có biện pháp can thiệp sớm, hiện tượng rút tiền gửi ồ ạt lan rộng có thể gây khủng hoảng, đổ vỡ ngân hàng.

Để tăng cường niềm tin của công chúng vào hoạt động ngân hàng, các quốc gia sử dụng nhiều biện pháp như tăng cường quản lý rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động…; nhưng biện pháp tức thời thường được áp dụng là tăng hạn mức chi trả tiền bảo hiểm.

Điều chỉnh hạn mức chi trả BHTG linh hoạt tại Mỹ

Mỹ là quốc gia có hệ thống BHTG lâu đời và tiên tiến nhất trên thế giới, có thể coi là mô hình mẫu để các cơ quan BHTG khác học tập. Tổng Công ty BHTG Liên bang Mỹ - FDIC, đã rất linh hoạt trong việc điều chỉnh hạn mức chi trả.  Từ khi thành lập năm 1934 đến nay, FDIC đã nhiều lần điều chỉnh hạn mức chi trả tiền bảo hiểm.

          Khi thành lập tháng 1 năm 1934, FDIC quy định mức chi trả tối đa là 2.500 USD trên mỗi tài khoản. Tháng 7 năm 1934 hạn mức chi trả tăng lên 5.000 USD/người. Đến năm 1950 hạn mức chi trả lên tới 10.000 USD/người.

Trong giai đoạn 1950 -1980 đã diễn ra thêm 4 lần điều chỉnh, nâng hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi của Mỹ đạt mốc 100.000 USD năm 1980.

Năm 2008, sự sụp đổ của Lehnman Brothers - một trong những tổ chức tài chính lớn nhất và lâu đời nhất nước Mỹ vào tháng 9 năm 2008 - đã châm ngòi cho một loạt các vụ đổ vỡ ngân hàng tại Mỹ và một số nước Châu Âu.  Cùng với các biện pháp cứu trợ khẩn cấp khác, ngay đầu tháng 10 năm 2008, Luật ổn định kinh tế khẩn cấp đã được Hạ viện Mỹ thông qua, trong đó cho phép nâng hạn mức BHTG tạm thời từ 100.000 USD lên 250.000 USD đến hết năm 2009.

 Tháng 7 năm 2010, Luật Cải cách Tài chính phố Wall (Luật Dodd-Frank) được phê chuẩn cho phép tiếp tục duy trì hạn mức mới này đến hết năm 2013, và tiếp tục duy trì đến nay.

Đến năm 2023, trước các cuộc khủng hoảng, Chính phủ Mỹ đã rất linh hoạt trong việc nâng hạn mức bảo hiểm toàn bộ cho các tài khoản tại ngân hàng.

Cuộc khủng hoảng ngân hàng hiện nay ở Mỹ bắt đầu với việc Ngân hàng Silicon Valley (SVB) bị sụp đổ vào tháng 3 năm 2023 và sau đó là sự sụp đổ của các ngân hàng khác, đã gây ra nhiều lo ngại về sự ổn định tài chính ở Mỹ.

Từ năm 2021, hơn 95% tổng số tiền gửi trong SVB là tiền gửi không kỳ hạn, nghĩa là chúng có thể được rút bất cứ lúc nào và 90% số tiền gửi vượt quá giới hạn 250.000 đô la được bảo hiểm bởi FDIC.

Trước bối cảnh chỉnh phủ Mỹ tăng lãi suất để đối phó với lạm phát, và người gửi tiền tại SVB rút tiền để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn ở ngân hàng khác, SVB không thể đáp ứng nhu cầu rút tiền này và phải bán chứng khoán của mình với mức lỗ lớn vì giá trị của các tài sản này đã giảm do lãi suất tăng. Điều này gây ra sự mất lòng tin và khiến nhiều người rút tiền hơn và với tốc độ của ngân hàng trực tuyến, dẫn đến việc đổ vỡ ngân hàng của SVB.

Sau khủng hoảng của SVB, nhiều người gửi tiền của các ngân hàng nhỏ và vừa khác của Mỹ bắt đầu chuyển tiền gửi quá hạn mức bảo hiểm của họ (được định nghĩa là các tài khoản cá nhân cao hơn mức tối đa 250.000 đô la được bảo hiểm bởi FDIC) sang các ngân hàng lớn hơn, có uy tín hơn.

Theo tờ New York Times, Signature Bank (SB) cũng là nạn nhân của sự hoảng loạn sau vụ sụp đổ SVB, ở một góc độ nhất định. Khi thông tin về những rắc rối SVB gặp phải bắt đầu lan truyền, các khách hàng của SB cũng trở nên hoang mang không biết khoản tiền gửi của họ có an toàn hay không và bắt đầu rút tiền hàng loạt. Các nhà điều hành nhận thấy việc tiếp tục để SB mở cửa có thể đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống tài chính. Vì vậy, họ đã phải đóng cửa SB ngày 12 tháng 3, đồng thời chỉ định FDIC tiếp nhận để xử lý tài sản của SB - ngân hàng có 110 tỉ USD tài sản và 88,6 tỉ USD tiền gửi tính đến 31/12/2022.

Trong số này còn có First Republic Bank (FRB) - ngân hàng thương mại có trụ sở tại California - chuyên cung cấp dịch vụ cho các cá nhân có nhiều tài sản ròng. Đến cuối tháng 3/2023, người gửi tiền rút khoảng 105 tỉ USD khỏi FRB, gần bằng 50% tổng tài sản 213 tỉ USD của ngân hàng này. Lượng tiền gửi không được bảo hiểm chiếm khoảng 68% tiền gửi tại FRB, thấp hơn tỉ lệ 90% tại SVB.

Cũng như SVB, ngày 28/4/2023, FRB bắt đầu bán tài sản dài hạn để cắt lỗ nhằm tăng cổ phần. Cũng trong ngày 28 tháng 4, khi FDIC thông báo tiếp quản FRB, giá cổ phiếu giao dịch của FRB giảm tới 43%. Sau vài giờ giao dịch, giá cổ phiếu tiếp tục giảm sâu, FDIC đã tiếp cận một số ngân hàng khác nhau và tiến hành đấu giá FRB sau hai ngày chuẩn bị. Ngày 01/5/2023, FDIC đã đặt Ngân hàng FRB dưới quyền tiếp quản và cùng ngày, hầu hết tài sản của FRB đã được Ngân hàng JPMorgan Chase mua lại. Với tài sản trị giá 212 tỉ đô la Mỹ, FRB là ngân hàng lớn thứ hai của Mỹ sụp đổ kể từ sau sự sụp đổ của Washington Mutual vào năm 2008 và là ngân hàng lớn thứ ba của Mỹ sụp đổ vào năm 2023, sau SVB và SB.

Mặc dù hầu hết các nhà kinh tế đều nhất trí rằng thất bại của những ngân hàng này sẽ không ảnh hưởng đến hệ thống tài chính Mỹ nói chung, vì hệ thống ngân hàng cơ bản vẫn ổn định sau các biện pháp được thực hiện từ cuộc đại khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 để tăng vốn và dự trữ cho các ngân hàng, tuy nhiên niềm tin của công chúng đối với các ngân hàng khu vực nhỏ và vừa đã bị giảm đi và hoạt động rút tiền ồ ạt của các ngân hàng vẫn là mối đe dọa đối với sự ổn định của ngành ngân hàng và tài chính nước Mỹ.

Trước tình hình này, chính phủ Mỹ đã phải đưa ra các biện pháp khẩn cấp để khôi phục niềm tin vào hệ thống ngân hàng Mỹ. Ngày 12/3/2023, trong một tuyên bố, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Jerome Powell và Chủ tịch FDIC Martin J. Gruenberg cho biết FDIC sẽ bảo đảm cho toàn bộ các khoản tiền gửi tại SVB và SB. Theo đó, khách hàng gửi tiền tại SVB và SB, bao gồm cả những khoản tiền không được bảo hiểm theo quy định của FDIC do vượt quá 250.000 USD, sẽ có quyền tiếp cận các khoản tiền gửi của mình kể từ ngày 13/3/2023.

Đây là nỗ lực nhằm ngăn chặn tiền bị rút ra khỏi các ngân hàng thêm nữa, đồng thời giúp các công ty gửi số tiền lớn tại SVB tiếp tục trả lương nhân viên và hoạt động bình thường.

Sau khi FDIC tăng hạn mức chi trả toàn bộ như trên, đồng thời với các biện pháp xử lý khủng hoảng, can thiệp sớm như tăng cường kiểm tra, giám sát; mua lại nợ, thành lập ngân hàng bắc cầu …; hoạt động các ngân hàng dần ổn định hơn, hiện tượng rút tiền gửi ồ ạt tại các ngân hàng dần được kiểm soát.

Bài học đối với Việt Nam

Trong bối cảnh nền kinh tế, tài chính trong nước có nhều biến động, hoạt động ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay, nghiên cứu các biện pháp nhằm duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính là cần thiết.

Năm 1999, khi BHTGVN được thành lập, hạn mức chi trả là 30 triệu đồng. Năm 2010, hạn mức chi trả được nâng lên 50 triệu đồng. Năm 2017, hạn mức chi trả được điều chỉnh lên 75 triệu đồng. Đến 2021, hạn mức tăng lên 125 triệu đồng và duy trì đến nay.

Như vậy sau 24 năm hoạt động, Việt Nam đã 3 lần điều chỉnh hạn mức chi trả.

Trong bối cảnh hoạt động tài chính ngân hàng hậu Covid-19 còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nghiên cứu các biện pháp nhằm ổn định hệ thống tài chính ngân hàng là cần thiết. Đặc biệt, khi có hiện tượng đột biến rút tiền gửi, cần tăng cường hơn nữa vai trò của cơ quan bảo hiểm tiền gửi, thông qua việc trao thêm các công cụ giám sát, kiểm tra; đồng thời thông qua cả các chính sách chi trả, mà FDIC đã xử lý đối với các ngân hàng bị rút tiền gửi đột biến năm 2023 là minh chứng.

Vì vậy, bên cạnh việc điều chỉnh hạn mức chi trả cho phù hợp với lạm phát, việc nghiên cứu tăng hạn mức chi trả linh hoạt, trong một khoảng thời gian nhất định như một biện pháp can thiệp sớm để ngăn chặn hiện tượng đốt biến rút tiền gửi là cần thiết, đáp ứng yêu cầu của người gửi tiền.

Việc nghiên cứu kinh nghiệm trên thế giới bao gồm cả những thành công và thất bại về vấn đề đảm bảo an toàn ngân hàng là hết sức cần thiết và hữu ích cho Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế, tài chính có nhiều biến động phức tạp như hiện nay./.

Đắc Thành – Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT


Tài liệu tham khảo:

http://div.gov.vn

http://fdic.gov

Tình trạng khủng hoảng ngân hàng hiện nay ở Mỹ - Tạp chí Kinh tế Sài Gòn (thesaigontimes.vn)

Ý kiến bạn đọc (0)

Các tin khác

Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số”
Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số”

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Quyết định số 1938/QĐ-NHNN về Kế hoạch...

Chính phủ cho phép thử nghiệm fintech có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng từ 1/7/2025
Chính phủ cho phép thử nghiệm fintech có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng từ 1/7/2025

Chính phủ cho phép thử nghiệm có kiểm soát các sản phẩm, dịch vụ fintech trong lĩnh vực ngân hàng từ ngày 1/7/2025. Thời gian thử nghiệm tối đa là 2 năm, không được thử nghiệm ở nước ngoài.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng: Luật hóa một số nội dung Nghị quyết số 42 về xử lý nợ xấu của TCTD
Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng: Luật hóa một số nội dung Nghị quyết số 42 về xử lý nợ xấu của TCTD

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có tờ trình gửi Chính phủ đề nghị xây dựng Luật sửa...

Điều hành lãi suất, tín dụng linh hoạt, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Điều hành lãi suất, tín dụng linh hoạt, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Theo quy luật có tính mùa vụ, tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn đầu năm thường chưa...

Đổi mới hoạt động tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi để nâng cao nhận thức của người gửi tiền
Đổi mới hoạt động tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi để nâng cao nhận thức của người gửi tiền

Từ khi được thành lập, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) luôn tập trung vào vai trò bảo...

TIN ĐỌC NHIỀU
  • Chi nhánh BHTGVN khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Giao lưu thể thao chào mừng Đại hội Đảng các cấp của BHTGVN
  • Quy định mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng
  • Đại hội các đảng bộ, chi bộ trực thuộc Đảng bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
  • Phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên tại Đảng bộ chi nhánh BHTGVN tại TP Hà Nội
  • Đảng bộ Chi nhánh BHTGVN tại TP. HCM: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực thi chính sách bảo hiểm tiền gửi
  • Ngân hàng Nhà nước ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số”
  • Chi bộ Nghiên cứu tổng hợp và Hợp tác quốc tế tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2027
  • Thư chúc mừng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhân dịp kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam
  • Chính phủ cho phép thử nghiệm fintech có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng từ 1/7/2025
  • NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT
Quản lý ấn phẩm
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 66 Quý IV năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 65 Quý III năm 2024
Annual Report 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 64 Quý II năm 2024
	Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 63 Quý I năm 2024
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 62 Quý IV năm 2023
Annual Report 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 61 Quý III năm 2023
 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 60 Quý II năm 2023
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi  số 59 Quý I năm 2023
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 58 - Quý IV năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 57 - Quý III năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 56 - Quý II năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 55 - Quý I năm 2022
Bản tin Bảo hiểm tiền gửi số 55 Quý I năm 2022
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 54 - Quý IV năm 2021
Annual Report 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 53 - Quý III năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 52 - Quý II năm 2021
Bản tin bảo hiểm tiền gửi số 51 - Quý I năm 2021

Chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Đặng Duy Cường

©Bản quyền 2022 được bảo lưu bởi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Lô D20 Đường Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
(84-24)3974 2886
banbientap@div.gov.vn
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
    • Tổng quan về BHTGVN
    • Chức năng nhiệm vụ của BHTGVN
    • Cơ cấu tổ chức
      • Ban lãnh đạo qua các thời kỳ
      • Ban lãnh đạo hiện nay
      • Sơ đồ tổ chức
      • Mạng lưới BHTGVN
  • Dành cho người gửi tiền
    • Quyền lợi của người được BHTG
    • Mẫu chứng nhận tham gia BHTG
    • Danh sách tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục nhận tiền bảo hiểm
  • Dành cho tổ chức tham gia BHTG
    • Thủ tục tham gia BHTG
    • Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG
    • Hệ thống quản lý thu thập thông tin (ICM)
  • Thư viện
    • Video
    • Văn bản
      • Văn bản pháp luật về BHTG
      • Văn bản liên quan
      • Văn bản do BHTGVN ban hành
  • Thông tin báo chí
  • Ấn phẩm
    • Bản tin BHTG
    • Báo cáo thường niên
    • Ấn phẩm khác
  • Liên hệ