Ông Thomas Hoenig – Phó Chủ tịch FDIC cho rằng dù nền kinh tế Mỹ đang trên đà tăng trưởng trở lại sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nhưng các ngân hàng vẫn đang có nhiều hạn chế về vốn. Điều này được ông nói rõ trong một lá thư gửi tới ông Mike Crapo Thượng nghị sĩ đại diện tiểu bang Idaho – Chủ tịch Ủy ban về Ngân hàng, Nhà ở và Các vấn đề đô thị của Thượng viện Hoa Kỳ. Theo đó, lãnh đạo FDIC lập luận rằng các ngân hàng hoàn toàn có thể chủ động thúc đẩy hoạt động cho vay mà không cần hạ thấp yêu cầu vốn tối thiểu. Việc này có thể giải quyết bằng cách giữ lại một phần doanh thu thay vì trả cổ tức cho các cổ đông. 10 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ hiện nay có khả năng tăng mức cho vay lên tới 1 nghìn tỷ đôla Mỹ mỗi năm chỉ bằng cách đơn giản là giữ lại tỷ lệ lợi nhuận lớn hơn. Ông Hoenig nhấn mạnh là Mỹ cần phải thận trọng trong việc giảm bớt các yêu cầu về vốn tối thiểu, cũng như việc cho phép các ngân hàng lớn tăng cường đòn bẩy tài chính đã ở mức cao hiện nay.
Trong bức thư trao đổi trước đó với Thượng nghị sĩ Sherrod Brown bang Ohio, ông Hoenig cũng bày tỏ quan điểm trên thực tế, nền kinh tế Mỹ sẽ lợi bất cập hại nếu làm vậy.
Một số Thượng nghị sĩ như Crapo và Brown đang nỗ lực trong việc giúp lưỡng viện đạt được thỏa thuận giảm yêu cầu vốn tối thiểu; trong khi chính quyền Tổng thống Donald Trump và các nghị sĩ Cộng hòa đang tìm cách lung lạc các nghị sĩ Dân chủ và cắt giảm các quy định trong ngành ngân hàng.
Một số chủ nhà băng lớn đã vận động hành lang nhằm giảm nhẹ các yêu cầu vốn tối thiểu với lý lẽ rằng khối ngân hàng đang có nguồn vốn quá dồi dào rồi. Trong một bức thử gửi tới các cổ đông, ông Jamie Dimon – Giám đốc điều hành tập đoàn JPMorgan Chase ngụ ý Chính phủ đang cản trở các ngân hàng hỗ trợ cho nền kinh tế.. Ông này cho rằng, rõ ràng các ngân hàng có thể hỗ trợ nền kinh tế nhiều hơn với nguồn vốn dồi dào hiện tại của họ mà không phải đánh đổi bằng sự an toàn và lành mạnh.
Phản bác luận điểm này, Hoenig cho rằng mức yêu cầu vốn tối thiểu không hạn chế ngân hàng cho vay. Yêu cầu vốn tối thiểu quy định về cách thức các ngân hàng đảm bảo tài chính cho các hoạt động của mình. Yêu cầu này không đòi hỏi các ngân hàng nắm giữ nhiều tiền mặt hơnThay vào đó, những điều khoản này đòi hỏi các ngân hàng phải cấp vốn cho việc kinh doanh thông qua việc sở hữu cổ phần thay vì thế chấp, vay mượn. Vốn cao hơn sẽ giúp các ngân hàng an toàn hơn một phần vì họ có thể chịu lỗ nhiều hơn mà không đem rủi ro phá sản tới cho các chủ nợ.
Cũng trong bức thư gửi tới Crapo và Brown, ông Hoenig cung cấp dữ liệu về doanh thu ngân hàng so với số cổ tức đã trả và mua lại cổ phiếu của chính mình. Những số liệu này cho thấy khoản tiền như vậy đã vượt quá doanh thu ròng của 04 trong số các ngân hàng lớn nhất tại Mỹ trong quý I/2017. Ví dụ như tập đoàn JPMorgan Chase thu về khoảng 25,8 tỷ đôla Mỹ trong quý I/2017 và chi ra 27,6 tỷ cho các cổ đông. Ngược lại, nếu giữ lại khoản cổ tức nói trên, ngân hàng này đã có khoảng 250 tỷ đôla Mỹ để cho vay theo đúng quy định về vốn hiện hành.
Mới đây, Tổng thổng Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh đề nghị xem xét lại các quy định trong Dodd-Frank - đạo luật cải tổ tài chính mà nhiều cá nhân tại Wall Street cho rằng quá khắc nghiệt. Theo đó, năm cơ quan quản lý tài chính liên bang (bao gồm Cục Dự trữ Liên bang, Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hàng hóa, Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang, Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ và Ủy ban Chứng khoán và Chứng khoán) sẽ phối hợp điều phối các đánh giá một số quỹ nước ngoài theo mục 619 của Đạo luật Dodd-Frank, thường được gọi là Quy tắc Volcker, và các quy định thực hiện của các bên.