Báo cáo kết quả kinh doanh và hoạt động của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng do FDIC bảo hiểm được công bố cho thấy lợi nhuận tính gộp đạt 28,8 tỷ USD trong quý hai 2011, tăng thêm 7,9 tỷ so với thu nhập ròng đạt được 20,9 tỷ USD của cùng kỳ năm 2010. Trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn và đang phải đối mặt với những thách thức mới, sự cải thiện doanh thu luôn ở mức dương (dù ở mức thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước khủng hoảng) trong nhiều quý là điểm đáng mừng.
Báo cáo kết quả kinh doanh và hoạt động của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng do FDIC bảo hiểm được công bố cho thấy lợi nhuận tính gộp đạt 28,8 tỷ USD trong quý hai 2011, tăng thêm 7,9 tỷ so với thu nhập ròng đạt được 20,9 tỷ USD của cùng kỳ năm 2010. Trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn và đang phải đối mặt với những thách thức mới, sự cải thiện doanh thu luôn ở mức dương (dù ở mức thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước khủng hoảng) trong nhiều quý là điểm đáng mừng.
Sự cải hiện doanh thu của tất cả các ngân hàng thành viên của FDIC trong quý 2 đánh dấu quý thứ tám liên tiếp doanh thu liên tục tăng trưởng dương. Đặc biệt, dự phòng thua lỗ tín dụng (dự phòng rủi ro) trong bảy quý vừa qua đều ở mức thấp và giảm dần qua các quý nếu so sánh tương quan với mức tăng trưởng dương của doanh thu. Theo ông, Martin J. Gruenberg, Quyền Chủ tịch FDIC: “các ngân hàng đã tiếp tục có sự phát triển tăng dần ở tốc độ hợp lý nhưng bền vững để duy trì quá trình phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế nghiêm trọng trong suốt giai đoạn từ 2007 đến 2009. Xu hướng phát triển này đang mở rộng, trong đó số lượng tổ chức được bảo hiểm bởi FDIC ngày càng ra tăng.”
Cụ thể, đại đa số trong tất cả các tổ chức (gồm ngân hàng và các tổ chức tín dụng), tương đương khoảng 60% có báo cáo thu nhập ròng quý tăng so với cùng kỳ. Trong khi đó, số tổ chức thông báo lỗ ròng trong quý đã giảm xuống 15,2% từ mức 20,8% cùng kỳ năm trước. Thu nhập trung bình trên tổng tài sản (ROA) - một thang đo mức sinh lời cơ bản đã tăng 0,85% từ mức 0,63% so với cùng kỳ quý 2 năm 2010. Tổng mức dự phòng rủi ro tín dụng quý 2 đạt giá trị 19 tỷ USD, thấp hơn quá nửa so với (40,4 tỷ USD) của quý 2 năm 2010. Chất lượng tài sản có nhiều cải thiện nhờ các khoản cho vay và cho thuê phi vãng lai đã giảm quý thứ năm liên tiếp. Các ngân hàng và tổ chức tiết kiệm được bảo hiểm mất 28,8 tỷ từ các khoản cho vay không có khả năng thu hồi trong quý, giảm 20,9 tỷ USD (tương đương 42,1%) so với cùng kỳ. Theo cáo báo tổng kết hoạt động tín dụng quốc gia được chia sẻ rộng rãi (SNC), chất lượng tín dụng của những hợp đồng cam kết cho vay vốn quy mô lớn do các tổ chức ngân hàng Mỹ, các tổ chức ngân hàng nước ngoài (FBOs), và các tổ chức phi ngân hàng sở hữu đã được cải thiện trong quý thứ hai liên tiếp của năm 2011. Tổng giá trị các khoản vay bị chỉ trích nhiều (là các khoản vay dưới chuẩn, có nhiều nghi ngờ hoặc phát sinh thua lỗ được đặc biệt lưu ý) đã giảm trên 28% xuống còn 321 tỷ mặc dù tỷ lệ phần trăm các tài sản thuộc loại này vẫn ở mức cao so với mức được ghi nhận trong giai đoạn trước khủng hoảng. Các khoản vay được xếp loại “nghi ngờ hoặc phát sinh thua lỗ - hai hình thức thể hiện mức yếu kém nhất - cũng giảm đến 50% xuống chỉ còn 24 tỷ USD trong năm 2011.
Lý giải nguyên ngân có sự cải thiện của chất lượng tín dụng, trong đó bao gồm cả hoạt động và kết quả kinh doanh, điều hành tốt hơn của các đơn vị vay vốn với chiến lược tốt và cơ cấu lại nợ được lên kế hoạch chu đáo. Các ngân hàng cũng góp phần vào sự thành công trong hoạt động xử lý đổ vỡ, tạo cơ hội tiếp cận tốt các thị trường trái phiếu và thị trường vốn dễ dàng hơn. Các ngành dẫn đầu trong việc cải thiện chất lượng tín dụng phải kể đến bao gồm bất động sản, xây dựng, truyền thông và viễn thông, tài chính và bảo hiểm.
Tuy nhiên, thu nhập ròng từ lãi suất và phi lãi suất đạt giá trị 3 tỷ USD (chiếm 1,8% tổng thu nhập), thấp hơn so với cùng kỳ. Ngoài ra, các lợi nhuận được hiện thức hóa từ cổ phiếu và chứng khoán giảm 1,3 tỷ USD (tương ứng 61,1%). Rủi ro tái cấp vốn vẫn tiếp tục ở mức cao và gia tăng khi gần 2 nghìn tỷ (chiếm 78% danh mục đầu tư tín dụng quốc gia) sẽ phải thanh toán lại (đáo hạn) vào cuối năm 2014, trong đó có 204 tỷ bị xếp vào loại cần sự quan tâm đặc biệt, có nghi ngờ và nguy cơ phát sinh thua lỗ lớn. Đây là thách thức lớn cho ngành ngân hàng và các ngành liên quan khác có hoạt động hợp tác trong lĩnh vực cho vay tín dụng và vay vốn ngân hàng. Ngoài ra, các tổ chức phi ngân hàng như các quỹ đầu cơ, quỹ góp chung chứng khoán hóa, công ty bảo hiểm, và cả quỹ hưu trí - với từng nhóm đơn vị chỉ chiếm phần nhỏ nhất trong các hợp đồng cam kết tín dụng so với ngành ngân hàng, nhưng tính chung cũng sở hữu một phần tương đối lớn - thậm chí lớn hơn (58%) tổng giá trị tín dụng đã được phân loại (dưới chuẩn đã được xếp hạng, thuộc loại có nhiều nghi ngờ, hoặc có nguy cơ thua lỗ).
Những con số ấn tượng F Số tổ chức trong "Danh sách các tổ chức gặp vấn đề” lần đầu tiền giảm trong 19 quý vừa qua (từ 888 xuống 865 tổ chức) F Cân đối Quỹ BHTG (DIF) lần đầu tiên ở mức dương trong vòng hai năm trở lại đây (từ âm 1 tỷ lên 3,9 tỷ USD) F Danh mục đầu tư tín dụng lần đầu tiên tăng trong ba năm vừa qua F Dòng tiền gửi chảy vào các tổ chức lớn tăng mạnh thêm 2,9% (234,4 tỷ USD) trong quý 2. Số tài khoản tiền gửi có giá trị trên 250.000 USD tăng 8,8% (279,6 tỷ USD) F 10 ngân hàng lớn nhất chiếm 82% (229 tỷ USD) của giá trị tiền gửi gia tăng trong quý. |
FDIC tiếp tục nỗ lực quản lý và điều hành tốt các hoạt động ngân hàng để ứng phó với nguy cơ khủng hoảng kép mà các ngân hàng có thể phải đối mặt do những quan ngại vừa qua trên các thị trường tài chính quốc tế và những khó khăn của nền kinh tế Mỹ. Chi tiết báo cáo có thể tải về tại đường dẫn http://www2.fdic.gov/qbp.