Ngày 24/3/2023, Tổng công ty BHTG Nam Phi (CODI) chính thức được thành lập với mục tiêu triển khai BHTG một cách công khai thay vì cơ chế bảo vệ “ngầm” của Chính phủ. Trước đây, Chính phủ Nam Phi sẽ bồi thường thiệt hại cho người gửi tiền theo từng trường hợp cụ thể khi ngân hàng phá sản. Không có quy định chính thức về việc người gửi tiền nào sẽ được bồi thường, mức độ bảo vệ và nguồn vốn lấy từ đâu. Nói cách khác, gánh nặng chi phí xử lý ngân hàng phá sản được đặt lên vai người nộp thuế.
Do đó, sứ mệnh của CODI là xây dựng, duy trì và quản lý quỹ BHTG để bảo vệ người gửi tiền. Tổng công ty này cũng cần truyền thông tới người gửi tiền về quyền lợi cũng như những hạn chế khi một ngân hàng được đưa vào diện xử lý đổ vỡ do có tầm ảnh hưởng lớn đến ổn định tài chính, hoặc vì các lý do liên quan đến kinh tế mà không thể thực hiện các thủ tục phá sản thông thường.
Hiện Nam Phi có 17 ngân hàng thương mại, 03 ngân hàng tương hỗ, 05 ngân hàng hợp tác xã và 13 chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã tham gia BHTG. Người gửi tiền tại các ngân hàng là tham gia BHTG nghiễm nhiên được bảo vệ với hạn mức lên tới 100.000 Rand (tương đương 5.407 USD).
Nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHTG, Nam Phi vẫn đang nỗ lực thúc đẩy quá trình thông qua Dự luật BHTG, dự kiến sẽ được diễn ra trong năm nay. Trong khi đó, CODI sẽ tiếp tục hợp tác với các tổ chức tài chính tại Nam Phi và các bên liên quan khác, bao gồm Ngân hàng Thế giới để đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả chính sách BHTG tại nước này.