Theo ông Umaru Ibrahim, các ngân hàng chiếm dụng vốn bằng cách cho bạn bè và các thành viên gia đình vay không bảo đảm "sẽ không đủ điều kiện để được hỗ trợ tài chính". Những ngân hàng không đóng phí BHTG cũng không đủ điều kiện cho vay. Chính sách này áp dụng đối với cả các ngân hàng nhận tiền gửi (DMBs) mặc dù có giới hạn về mặt số lượng tổ chức được hưởng lợi.
Trên thực tế, NDIC đã dự trữ nguồn quỹ đặc biệt trị giá 16 tỷ NGN (khoảng 99,3 triệu USD) với mục đích đảm bảo bù đắp cho số tiền thiếu hụt từ nguồn thu phí của các MFBs. Nguồn vốn dự trữ này dự kiến dùng để chi trả cho người gửi tiền của 103 ngân hàng tài chính vi mô đổ vỡ. Mặc dù vậy NDIC cảnh báo, nếu có một hoặc hai ngân hàng quy mô trong số các ngân hàng lớn đổ vỡ, NDIC sẽ không thể đáp ứng nghĩa vụ của mình chỉ với 1,6 tỷ NGN (tương đương 9,9 triệu USD) thu được từ các MFBs cho đến bây giờ. NDIC đang thúc giục các ngân hàng đóng phí BHTG theo định kỳ và đúng hạn. NDIC cũng cho biết họ đang gặp nhiều vấn đề về thu phí đối với các MFBs.
Theo số liệu mới nhất, NDIC đã chi trả khoảng 2,5 tỷ NGN (khoảng 15,5 triệu USD) tiền gửi được bảo hiểm.