i, Ngân hàng Anh sẽ duy trì hạn mức hiện nay là 85.000£ cho đến hết 31/12/2015. Việc này giúp đảm bảo rằng người gửi tiền có thời gian thích hợp để lập kế hoạch và điều chỉnh lại các tài khoản tiền gửi;
ii, Những khoản tiền gửi có số dư cao tạm thời sẽ được bảo hiểm tối đa 1 triệu bảng trong sáu tháng kể từ ngày tiền được chuyển vào tài khoản của họ, hoặc là ngày mà họ được hưởng số tiền đó (áp dụng cho trường hợp thừa kế, ly hôn,…). Điều này là để đảm bảo rằng người gửi tiền vẫn được bảo vệ khi tiền vượt quá giới hạn trong một khoảng thời gian để họ tìm hiểu rủi ro giữa các tổ chức tín dụng để đưa ra quyết định thích hợp.
iii, Nếu một cá nhân/tổ chức gửi nhiều tài khoản trên nhiều chi nhánh của một tổ chức tín dụng thì vẫn chỉ được nhân tối đa 75.000£. Ngân hàng Anh khuyến khích người dân truy cập trang web để nắm rõ các tổ chức tín dụng và chi nhánh của nó.
Chỉ thị cơ chế BHTG EU (DGSs) được thông qua vào tháng 6/2014 dựa trên thỏa thuận sau rất nhiều năm đàm phán giữa Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu. Đây là một phần trong những nỗ lực nhằm đổi mới hệ thống ngân hàng Châu Âu, nhằm đạt được mức độ an toàn và ổn định cao hơn trong bối cảnh những vấn đề trắc trở đang trỗi dậy kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Các nhà lập pháp nhận ra rằng chìa khóa cho vấn đề phải là một nỗ lực chung của các cơ quan quản lý ngân hàng trên toàn châu Âu thay vì những quy định riêng lẻ mang tầm quốc gia. Nhóm điểm tin trích lược một số điểm quan trọng trong Chỉ thị trên:
i, Giám sát: DGSs yêu cầu mỗi quốc gia phải có một bộ máy giám sát các tổ chức tín dụng và có thể yêu cầu các tổ chức này cung cấp cớ sở dữ liệu bất cứ lúc nào. DGSs cũng sẽ thực hiện các bài Kiểm tra sức chịu đựng (Stress Test) ít nhất 3 năm 1 lần. Stress Test đầu tiên sẽ được thực hiện vào tháng 7 năm 2017;
ii, Hạn mức bảo hiểm: DGSs yêu cầu của EU về việc mỗi quốc gia thành viên phải BHTG tối thiểu là 100.000 euro. Tuy nhiên, đối với những khoản tiền gửi đặc biệt, ví dụ như tiền mua - bán nhà của các cá nhân, đang trong giai đoạn chuyển qua ngân hàng, mà ngân hàng đó đổ vỡ, hạn mức chi trả bảo hiểm được nâng lên mức 500.000 Euro nhằm đảm bảo an sinh xã hội, tránh trường hợp người dân dồn khoản tiết kiệm cả đời người mua nhà phải đối mặt với thiệt hại quá lớn vì ngân hàng đổ vỡ;
iii, Chi trả: Để đảm bảo nhu cầu thanh toán của người dân – những người gửi phần lớn tiền trong tài khoản tiết kiệm - thời gian chờ đợi chi trả sau khi ngân hàng đổ vỡ cần được rút ngắn xuống mức tối thiểu. Các nước tham gia sẽ giảm thời gian chi trả theo lộ trình sau: 20 ngày làm việc cho đến hết năm 2018, 15 ngày làm việc từ năm 2019 đến hết năm 2020, 10 ngày làm việc từ năm 2021 cho đến năm 2023, và từ năm 2024 sẽ chỉ còn 7 ngày làm việc;
iv, Quỹ BHTG: Chỉ thị yêu cầu mọi nước thành viên trong EU đều phải thiết lập quỹ BHTG với quy mô tương đương 0,8% tổng số dư tiền gửi được bảo vệ. Lộ trình thiết lập quỹ này đối với các nước EU kéo dào 10 năm, tới năm 2024.