Theo Giám đốc điều hành BI Mulya Siregar, khi hoàn thành, ABIF sẽ cho phép các ngân hàng ASEAN tiến hành hoạt động tại thị trường ngân hàng các nước thành viên ASEAN khác.
Ông Siregar nhấn mạnh ABIF sẽ giúp BI xác định những ngân hàng đạt tiêu chuẩn ASEAN (QAB- Qualified ASEAN Banks) - điều kiện để được phép mở rộng hoạt động ở nước thành viên khác và được đối xử như ngân hàng trong nước của nước đó. Trong số các tiêu chí để được cấp chứng nhận QAB có hai yêu cầu bắt buộc là mức vốn đủ mạnh và quản lý tốt.
Theo ông Siregar, ABIF sẽ giúp Indonesia giải quyết vấn đề mở rộng hoạt động, trong đó đặc biệt là vấn đề có đi có lại trong lĩnh vực ngân hàng giữa các nước thành viên ASEAN.
Hai trong số các ngân hàng hàng đầu của Indonesia là Madiri và BNI đã phàn nàn họ thường xuyên gặp khó khăn trong việc mở rộng kinh doanh ở nước ngoài, đặc biệt là tại Singapore và Malaysia.
Trong khi đó, các ngân hàng trong nước của Indonesia lại kêu ca theo hướng ngược lại khi cho rằng ngành này của Indonesia quá mở cửa khiến một số trong số họ đã thuộc về sở hữu kiểm soát của các nhà cho vay nước ngoài.
Dữ liệu từ BI cho biết, tính đến tháng 12/2012, các ngân hàng nước ngoài, bao gồm cả các ngân hàng địa phương do các cổ đông nước ngoài nắm giữ cổ phần, đã chiếm tới 37 % tổng tài sản ngân hàng của Indonesia.
Theo kế hoạch của Cộng đồng Kinh tế ASEAN, các nước thành viên sẽ hội nhập và chia sẻ lợi ích kinh tế trong một Cộng đồng chung vào năm 2015.
Trong khi, các ngân hàng thương mại là loại hình quan trọng nhất của các tổ chức tài chính trong ASEAN, khi chiếm tới trên 82% tổng tài sản tài chính trong ASEAN (số liệu năm 2009).
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết, Tỷ lệ an toàn vốn bình quân (CAR) của các ngân hàng thương mại ASEAN cao trên 15% và Tỷ lệ cho vay không thực hiện bình quân ở hầu hết các quốc gia thành viên thấp hơn 5% (năm 2009).
Các chỉ số này cho thấy, trung bình, hầu hết các ngân hàng ASEAN đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về tính lành mạnh và an toàn hoạt động.
Tuy nhiên, ADB lưu ý rằng mặc dù các nước ASEAN 5 (bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) - đã tiến hành các bước để mở cửa ngành công nghiệp ngân hàng của họ, song hoạt động ngân hàng và sự thâm nhập ngân hàng qua biên giới trong khuôn khổ ASEAN vẫn phát triển rất chậm.
ANB nhấn mạnh một thực tế rằng trong năm 2010, không một ngân hàng thương mại ASEAN nào có một chi nhánh hay công ty con ở tất cả các nước thành viên ASEAN.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...