Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận đề nghị không tiết lộ danh tính cho biết, trong hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) diễn ra tại Washington, Mỹ vào cuối tuần vừa rồi, các nhà hoạch định chính sách đã bàn thảo về cách phản ứng nếu Washington vỡ nợ. Các cuộc thảo luận này tiếp tục “nóng” khi các nhà lãnh đạo ngân hàng trung ương rời hội nghị IMF về nước.
“Trước đây, vấn đề như vậy của Mỹ vẫn được giải quyết. Nhưng đó hoàn toàn không phải là lý do để lần này chúng ta không có kế hoạch phòng ngừa trước”, ông Jon Cunliffe, người sắp được trao cương vị Phó thống đốc chịu trách nhiệm về ổn định tài chính của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) phát biểu trước Quốc hội nước này ngày 14/10.
“Tôi hy vọng BoE sẽ lên kế hoạch cho việc này. Tôi cũng hy vọng khu vực tư nhân và các quốc gia khác cũng có sự chuẩn bị”.
Theo dự báo của giới quan sát, trong trường hợp Mỹ vỡ nợ, phản ứng đầu tiên từ các ngân hàng trung ương có thể sẽ giống như hành động sau vụ sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers hồi năm 2008. Khi đó, các nhà hoạch định chính sách đã cam kết sẽ bơm mạnh thanh khoản vào thị trường, nới lỏng các điều kiện về tài sản thế chấp và thiết lập các thỏa thuận hoán đổi đồng USD với các đồng tiền khác giữa các quốc gia khác nhau để đảm bảo không có sự thiếu hụt nguồn cung USD.
Khoản nợ 12 nghìn tỷ USD mà Chính phủ Mỹ đang mang lớn gấp 23 lần số nợ của Lehman Brothers khi ngân hàng này phá sản vào ngày 15/9/2008.
“Chúng tôi đã có sẵn một loạt công cụ để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, các điều kiện thanh khoản sẽ được duy trì bình thường trong mọi tình huống”, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada Stephen Poloz phát biểu trước báo giớ ở Washington hôm 11/10. Tuy nhiên, ông Poloz từ chối thông tin cụ thể về các biện pháp phòng ngừa của ngân hàng trung ương này.
Thời gian còn lại để các nhà làm luật của Mỹ đạt thỏa thuận về trần nợ không còn nhiều. Nợ công của Mỹ sẽ kịch trần vào ngày 14/10, tức là chỉ 2 ngày nữa, và nếu trần nợ không được nâng, nước Mỹ sẽ lâm cảnh vỡ nợ. Chính phủ Mỹ đã đóng cửa sang ngày thứ 15 và hai đảng Dân chủ và Cộng hòa hiện vẫn đang bàn thảo nhằm tiến tới một thỏa thuận nâng trần nợ, đồng thời chấm dứt tình trạng đóng cửa của Chính phủ.
“Chúng tôi đã đạt được những tiến bộ lớn”, lãnh đạo phe Cộng hòa đa số tại Thượng viện Harry Reid, phát biểu ngày 14/10.
Các nhà hoạch định chính sách các nước, từ Nhật Bản cho tới Saudi Arabia, đều bày tỏ sự tin tưởng nước Mỹ sẽ không vỡ nợ. Tuy nhiên, nếu Mỹ vỡ nợ, thế giới sẽ rơi vào một tình thế chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Bởi vậy, sự chuẩn bị là hết sức cần thiết.
Các ngân hàng trung ương đã có 6 năm để phát triển các công cụ đối phó với khủng hoảng tài chính bắt đầu vào tháng 7/2008 khi thị trường nợ dưới chuẩn của Mỹ sụp đổ và gây chấn động khắp toàn cầu. Trong đó, vào tháng 12/2007, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã thiết lập 14 thỏa thuận hoán đổi ngoại tệ để cung cấp thanh khoản USD cho thị trường toàn cầu.
Các nhà phân tích nhận định rằng, hiện nay, cơ hội để cắt giảm lãi suất không còn lớn như năm 2008, vì mức lãi suất cơ bản ở các quốc gia đều đã ở mức thấp. Bởi thế, trong trường hợp Mỹ vỡ nợ, các nhà hoạch định chính sách ngay lập tức sẽ tập trung vào việc bơm tiền cho hệ thống tài chính. Tuy nhiên, việc nới lỏng thêm chính sách tiền tệ có thể sẽ không diễn ra, bởi các ngân hàng trung ương tin rằng, việc Mỹ vỡ nợ sẽ nhanh chóng kết thúc một khi thị trường có xáo trộn lớn và nguy cơ suy thoái hiện hữu.
Nhưng các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, ngay cả những ngân hàng trung ương mạnh nhất cũng không có đủ công cụ để đối phó với trường hợp gọi là “vỡ nợ kỹ thuật” của nước Mỹ. “Cũng sẽ giống như lấy một miếng băng nhỏ để dán lên một vết thương lớn”, đồng Giám đốc điều hành Anshu Jain của ngân hàng Deutsche Bank phát biểu.
Vì lý do như vậy, các nhà hoạch định chính sách toàn cầu tin là Mỹ sẽ không để xảy ra vỡ nợ. “Không thể hình dung ra là không có một thỏa thuận nào đạt được”, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi nói ở Washington.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Taro Aso thì nói với Bloomberg rằng “chẳng còn cách nào khác là Chính phủ và Quốc hội Mỹ phải tự giải quyết vấn đề”.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...