Tăng thêm kỳ vọng với FED
Hôm 27/7, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, tăng trưởng GDP quý 2/2012 của nước này là 1,5%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 2% của quý trước. Nguyên nhân là do chi tiêu của người tiêu dùng thấp và xuất khẩu bị hạn chế do các thị trường nước ngoài gặp nhiều khó khăn. Theo thống kê, đây là quý có mức tăng trưởng GDP kém nhất kể từ quý 3/2011.
Cùng với việc thông báo mức tăng GDP quý 2, giới chức Mỹ cũng đưa ra dự báo tăng trưởng GDP cả năm sẽ giảm từ 2,7% xuống 2,3% và năm 2013 từ 3% xuống còn 2,7%. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm mạnh từ mức dự báo hồi tháng 4 là 8,9% xuống còn có 8% trong năm 2012 là khoảng 8%, năm 2013 còn 7,7% từ mức dự báo trước là 8,6%.
Theo giới phân tích kinh tế, việc kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại trong quý 2 cùng việc hạ dự báo cả năm đang tạo thêm áp lực, có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang (FED) phải có thêm các gói kích thích tăng trưởng trong kỳ họp sắp tới. Việc chi tiêu tiêu dùng giảm cho thấy rõ người dân cũng như giới đầu tư thực sự lo lắng về hiện trạng của nền kinh tế Mỹ.
Trên thực tế, kỳ vọng vào việc FED sẽ tung ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế mới đã trở thành động lực quan trọng giúp thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh trong hai phiên cuối tuần trước. Kết thúc phiên 27/7, chỉ số công nghiệp Dow Jones đứng ở 13.075,66 điểm, S&P 500 là 1.385,97 điểm và chỉ số Nasdaq Composite 2.958,09 điểm.
Áp lực châu Âu có thể suy yếu
Một thông tin đáng chú ý trong tuần qua là sức ép tâm lý đối với nhà đầu tư về tình hình nợ công châu Âu bỗng trở nên suy yếu sau phát biểu cứng rắn của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande xung quanh việc sẽ không để Khu vực đồng tiền chung bị sụp đổ.
Phát biểu hôm 26/7, ông Draghi cam kết, “trong khả năng và quyền hạn của mình, ECB sẵn sàng làm mọi cách để bảo toàn Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Hãy tin tưởng tôi. Các biện pháp sẽ đủ mạnh”. Một ngày sau, trong một tuyên bố chung, bà Merkel và ông Hollande cũng bày tỏ quan điểm tương tự. Những tuyên bố này đã khiến giới đầu tư lạc quan.
Tờ Le Monde của Pháp cho biết, ECB sẵn sàng phối hợp hành động với các chỉnh phủ Khu vực đồng Euro chuẩn bị can thiệp vào các thị trường tài chính nhằm hạ thấp chi phí vay mượn của Tây Ban Nha và Italy, với điều kiện các nước phải đồng ý sử dụng 2 quỹ giải cứu của khu vực là Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF), Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM).
Hãng tin Bloomberg đưa tin, trong tuần này sẽ có hai cuộc họp quan trọng. Một là cuộc họp về mua trái phiếu giữa Chủ tịch ECB Mario Draghi với Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đức Jen Weidman. Cuộc họp thứ hai là giữa Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner, Chủ tịch ECB, Thống đốc Weidmann bàn về kinh tế Mỹ, châu Âu cũng như toàn cầu.
Vàng tuần này sẽ có sóng?
Kỳ vọng vào việc FED cùng ECB có những biện pháp giải cứu kinh tế trong thời gian ngắn đã trở thành động lực quan trọng kéo chứng khoán, dầu thô và vàng tăng mạnh trong những phiên cuối tuần trước và dự kiến sẽ còn duy trì nhịp độ này trong tuần hiện tại. Thậm chí, sóng vàng còn mạnh hơn trước, trong và sau khi hai cuộc họp trên được tiến hành.
Sau khi giảm nhẹ 0,2% trong tuần trước nữa, giá vàng kỳ hạn đã phục hồi và ghi nhận mức tăng ngoạn mục trong tuần qua, đặc biệt tăng liền 4 phiên liên tiếp cuối tuần và trong phiên cuối tuần ngày 27/7 đã có lúc tăng lên mức cao nhất trong 5 tuần. Cụ thể, với 4 phiên tăng liên tiếp, giá vàng đã đắt thêm 3% và đóng cửa phiên cuối tuần ở mức 1.622,70 USD.
Việc giá vàng vượt mốc 1.600 USD/ounce trong tuần vừa qua là rất quan trọng, mở ra một triển vọng sáng sủa trong thời gian tới. Nhiều chuyên gia phân tích thị trường cho rằng, xu thế tăng giá này sẽ còn tiếp tục trong tuần hiện tại. Tuy nhiên, cũng có một số người tỏ ra lo ngại về việc nhà đầu tư sẽ sớm chốt lời để bảo vệ lợi ích, từ đó gây áp lực lên giá vàng.
Theo nhiều ý kiến đánh giá, nếu giá vàng có thể vượt qua mức kháng cự 1.640 USD/ounce thì sẽ hoàn toàn có khả năng tăng tiếp lên 1.800 USD. Các chuyên gia phân tích nhận định, trong bối cảnh kinh tế thế giới bất ổn như hiện nay và khả năng chưa tìm được lối thoát trong thời gian ngắn, kim loại quý vàng vẫn sẽ là tài sản phòng chống rủi ro hữu hiệu nhất.
Giá hàng hóa sẽ biến động
Cũng như vàng, giá các mặt hàng kim loại quý khác, năng lượng đều phục hồi khá mạnh trong 4 phiên cuối tuần trước. Ngược lại, thị trường nông sản giảm giá khá mạnh do tình trạng hạn hán tại Mỹ đã có chiều hướng được cải thiện. Nhìn chung, trong toàn bộ tuần qua, chỉ số S&P GSCI đo lường giá 24 loại hàng hóa giảm 1,5% so với tuần lễ trước đó.
Chỉ số S&P GSCI suy giảm là do phiên đầu tuần trước lực bán tháo quá mạnh. Chỉ riêng phiên 23/7, chỉ số này đã trượt giảm gần 3%. Do đó mức phục hồi trong 4 phiên sau đó chưa đủ sức lấy lại những gì đã mất. Song, theo giới phân tích, những kỳ vọng đã thúc đẩy giá kim loại, năng lượng đi lên trong tuần trước sẽ tiếp tục là động lực quan trọng tuần này.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu được kỳ vọng sẽ vượt ngưỡng 100 USD/thùng. Phiên cuối tuần trước, giá loại năng lượng này đứng ở 90,13 USD/thùng trên sàn New York. Trên thị trường kim loại, giá đồng sẽ cao hơn khi Trung Quốc đưa ra các gói kích thích mới làm tăng nhu cầu. Hiện đồng đứng ở 3,426 USD/pound trên sàn Comex ở New York.
Riêng trên thị trường nông sản, giá nhiều mặt hàng như ngô, lúa mỳ, đậu tương có thể sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm giá do khí hậu đã trở nên dễ chịu hơn tại các vùng trồng trọt của Mỹ. Trong khi, giá đường, cà phê sẽ chịu áp lực giảm giá do mưa đã tạnh tại Brazil. Khí hậu khô ráo ở Brazil sẽ tạo thuận lợi cho việc thu hoạch, giúp thúc đẩy nguồn cung tăng lên.
Lịch một số sự kiện quan trọng
- Ngân hàng Trung ương châu Âu họp bàn về chính sách tiền tệ vào ngày 2/8.
- Ủy ban Thị trưởng mở thuộc FED sẽ họp về chính sách tài chính từ 31/7 - 1/8.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...