Về việc giá tiêu dùng trong tháng Sáu của Nhật Bản đã chuyển hướng tăng cao hơn lần đầu tiên trong 14 tháng qua, BoJ cho biết mức độ tăng hàng năm của chỉ số này có thể lớn dần.
Bên cạnh đó, BoJ đưa ra đánh giá lạc quan về những nỗ lực khắc phục tình trạng giảm phát của Nhật Bản - nước đang phấn đấu đạt được mục tiêu lạm phát 2% trong khoảng hai năm.
Trong tháng Sáu, chỉ số giá tiêu dùng của Nhật Bản, không tính thực phẩm tươi, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2012, với giá năng lượng tăng và đồng yen yếu. Một vài số liệu khác cho thấy sự hồi phục kinh tế của Nhật Bản, với doanh số bán hàng của nước này trong tháng Sáu tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2012.
Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản là 3,9% trong tháng Sáu, rớt xuống dưới ngưỡng 4% lần đầu tiên trong hơn bốn năm rưỡi qua. Tuy vậy, BoJ dường như cố gắng không nâng cao đánh giá về tình hình kinh tế khi mức lương cơ bản vẫn còn ì ạch, bất chấp chi tiêu tiêu dùng khá ổn, trong khi đầu tư doanh nghiệp nhích lên dường như không đủ mạnh để nâng cao đánh giá trong dịp này.
Triển vọng của các nền kinh tế ở nước ngoài vẫn chưa chắc chắn do kinh tế Trung Quốc giảm tốc và các nền kinh tế mới nổi khác tăng chậm lại cũng như tác động có thể đến từ khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) rút giảm bớt quy mô chương trình nới lỏng định lượng.
BoJ sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp nới lỏng tiền tệ quy mô lớn tập trung vào tăng gấp đôi cơ sở tiền tệ và tăng cường mua trái phiếu chính phủ.
Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản cam kết thực hiện những bước cắt giảm chi tiêu tới 83 tỷ USD trong hai năm khi họ tìm cách giảm mức nợ công của nước này - được coi là mức cao nhất trong số các nước phát triển.
Các mức cắt giảm đó - tương đương hơn 4% mức chi tiêu hàng năm hiện nay của Nhật Bản - được công bố vài ngày sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lên tiếng cảnh báo Nhật Bản về tình hình vay nợ của nước này.
Các động thái cắt giảm trên đã được đưa ra trong kế hoạch cải cách tài khoá giữa kỳ của Chính phủ Nhật Bản, theo đó kêu gọi cắt giảm 8.000 tỷ yen (83 tỷ USD) trong giai đoạn từ tháng 4/2014 đến tháng 3/2016.
Hiện tại, ngân sách hàng năm của Nhật Bản vào khoảng 93.000 tỷ yen, trong đó khoảng 40% là vốn vay nên dẫn tới tình trạng nợ công hiện lớn hơn gấp đôi quy mô nền kinh tế nước này.
Nội các Nhật Bản cảnh báo nước này có thể không đạt được mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách vào năm 2020, cho dù kế hoạch tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đúng lịch trình và nền kinh tế nước này tăng trưởng ổn định.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...