Theo đánh giá của giới chuyên gia, quyết định của CBN có ý nghĩa tích cực nhằm sắp xếp và lấy lại uy tín của lĩnh vực tài chính vi mô tại Nigeria, đồng thời Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Nigeria (NDIC) sẽ tham gia vào quá trình thanh lý các MFBs. Hầu hết các MFBs bị thu hồi giấy phép đã đóng cửa trong hơn 2-3 năm và không gây ra tác động tiêu cực. Dịch vụ tài chính vi mô là dành cho những người nghèo đã bị lãng quên từ hệ thống ngân hàng thông thường, do đó, việc tái cơ cấu các MFBs là một tiến bộ của ngành này. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động cần nghiên cứu các hướng dẫn về tài chính vi mô, tránh cắt xén quy trình để tránh các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.
Chủ tịch Ngân hàng Tài chính vi mô Gold - ông Lanre Abiola - cho biết, hầu hết MFBs là tổ chức làm ăn thua lỗ, bởi vì các khoản vay chưa thanh toán rất lớn, hầu hết các con nợ đã di dời và không thể truy tìm được, do đó rất khó khăn để thu hồi các khoản cho vay. Giới đầu tư sẽ không muốn rót vốn vào các ngân hàng này vì thái độ tiêu cực đối với MFBs. .Tuy nhiên, ông kỳ vọng MFBs sẽ tiếp tục đấu tranh vì sự sống còn, song ông cũng cảnh báo rằng trong kinh doanh cần cẩn trọng với thái độ vay vốn của người Nigeria, do việc tiếp cận tín dụng một cách dễ dàng là lý do dẫn đến đổ vỡ các MFBs.
Năm 2006, CBN đưa ra các nguyên tắc thành lập ngân hàng tài chính vi mô trên toàn quốc. Đến năm 2008, hầu hết MFBs đã phát triển mạnh mẽ và ghi nhận lợi nhuận. Năm 2009 cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra, thị trường vốn sụp đổ, quản lý yếu kém của MFBs đã đặt ngành công nghiệp này vào tình thế nghiêm trọng. Năm 2010, ngành công nghiệp này chứng kiến các tổ chức đầu tiên bị thu hồi giấy phép, với những tên tuổi lớn như MIC MFB, IMFB, cùng với 101 MFBs khác có giấy phép bị thu hồi bởi CBN. Điều này tạo ra sự hoảng loạn trong ngành công nghiệp này vì các tổ chức đang hoạt động đã phải gánh chịu hậu quả của những tên tuổi lớn bị thu hồi giấy phép.
Năm 2011, 83 MFBs gửi hồ sơ đóng cửa tới các ngân hàng chủ vì tiếp tục thất bại thảm hại sau khi được tái cấp vốn. Điều này một lẫn nữa đe dọa đến niềm tin vào các tổ chức tài chính vi mô khi mà các nhà đầu tư vừa mới lấy lại được những hình ảnh tích cực từ hệ thống.
Để thực hiện tái cấu trúc hệ thống MFBs thành công, các chuyên gia cho rằng các bên liên quan cần có động thái thiết thực để đưa ngành công nghiệp tài chính vi mô phát triển đúng định hướng. Bên cạnh đó, , việc giới đầu tư cùng thực hiện trách nhiệm công bắt tay với Chính phủ Liên bang và các ngân hàng chủ tiếp tục trợ giúp MFBs sẽ góp phần lớn trong việc giúp hệ thống này nhanh chóng phục hồi.
(Theo http://www.mydailynewswatchng.com)