Giám đốc điều hành của NDIC, ông Umaru Ibrahim, công bố quyết định này nhân dịp kỉ niệm thành lập NDIC tại Hội chợ thương mại quốc tế Lagos vừa qua.
Ông Ibrahim cho biết: “Một trong những thành tựu quan trọng mà NDIC đạt được đó là tăng hạn mức bảo hiểm cho người dùng mạng viễn thông di động lên mức mức 500.000 Naira”.
Hiện nay, số lượng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động được Ngân hàng trung ương Nigeria cấp phép kinh doanh dịch vụ tài chính là 23, trong đó có 8 tổ chức theo mô hình ngân hàng và 15 tổ chức theo mô hình phi ngân hàng. Tính đến 30/6/2019, tổng số thuê bao sử dụng dịch vụ viễn thông di động là 9.249.265 người.”
Theo quy định của Luật BHTG 2006, khi tổ chức tài chính tham gia bảo hiểm đổ vỡ, người gửi tiền có tiền gửi tại ngân hàng, tiền gửi tại ngân hàng không tính lãi và các khoản thế chấp sơ cấp được chi trả với hạn mức 500.000 Naira (1400 đô la Mỹ), trong khi người gửi tiền tại ngân hàng tài chính vi mô được bảo hiểm với mức 200.000 Naira (550 đô la Mỹ).
Tuy nhiên, hạn mức bảo hiểm được Ban lãnh đạo NDIC xem xét, đánh giá định kỳ nhằm đảm bảo việc bảo hiểm toàn bộ cho phần lớn người gửi tiền.
Tính đến hết tháng 6/2019, NDIC đã nhận được 35 khiếu nại và kiến nghị từ người gửi tiền tại ngân hàng về gian lận khi rút tiền tại ATM, chuyển tiền không ủy quyền, séc và các vấn đề khác. Ông Ibrahim cho biết tổ chức này đang tiến hành điều tra, hòa giải và khách hàng được miễn trách nếu cần.
Sau khi Ngân hàng trung ương ban hành khuôn khổ cấp phép và quy định về Dịch vụ thanh toán ngân hàng, quy định tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền, ông cho biết NDIC đã thiết kế một ma trận hệ thống đánh giá phí bảo hiểm chênh theo rủi ro thích hợp để tính toán phí bảo hiểm.
NDIC cũng đặt ra hạn mức bảo hiểm cho người gửi tiền khi xảy ra đổ vỡ. Tổ chức này sẽ tiến hành các biện pháp nhằm nâng cao niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng và hạn chế việc người dân giữ tiền mặt tại nhà hoặc gửi tiền vào các tổ chức không được cấp phép.