Theo ông Tuomas Saarenheimo – quan chức cấp cao Bộ Tài chính Phần Lan, nước này chỉ thực sự đồng tình với việc xây dựng cơ chế EDIS khi tình trạng của các ngân hàng trong khu vực Nam Âu có bước cải thiện. Phần Lan thậm chí còn đưa ra 04 tiêu chí nhằm đánh giá mức độ rủi ro của ngành tài chính – ngân hàng châu Âu; nếu rủi ro đã giảm thì các quốc gia thành viên mới có thể bắt đầu xem xét cơ chế BHTG chung của khu vực. Ông Saarenheimo nhấn mạnh bộ tiêu chí mà Phần Lan xây dựng cho thấy một sự tiến bộ đáng kể của các ngân hàng tại châu Âu trong năm qua và hy vọng điều này có thể tác động tới những cuộc tranh cãi tại châu Âu. Với đà phục hồi như hiện tại, trong vài năm tới đây tình hình sẽ tươi sáng hơn rất nhiều. Và rất có thể khi đó sẽ là lúc để có thể thực sự bắt đầu các cuộc đàm phán chính trị về cơ chế BHTG chung châu Âu.
Vốn sẽ phải gánh chịu những rủi ro nằm trong bản cân đối tài sản trị giá 730 tỷ đôla Mỹ của ngân hàng Nordea Bank AB, Phần Lan đã giảm mức dự phòng xuống tương đương với cơ chế BHTG chung châu Âu. Nordea Bank sẽ trở thành ngân hàng có hệ thống hoạt động toàn cầu tân tiến nhất trong khu vực châu Âu nếu các cổ đông của tập đoàn này thông qua kế hoạch chuyển trụ sở chính từ Stockholm tới Helsinki.
Dự án liên kết hệ thống ngân hàng khu vực châu Âu bắt đầu từ năm 2012 nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tại 05 quốc gia. Kế hoạch kêu gọi thực hiện cách tiếp cận 03 khía cạnh gồm: giám sát chung, xử lý đổ vỡ chung và cơ chế bảo hiểm tiền gửi chung. 5 năm sau, châu Âu mới chỉ thực hiện được 02 khía cạnh đầu. Trong suốt 2 năm qua đã từng bước cả thiện trong việc phối hợp các biên pháp bảo vệ người gửi tiền. Cách đây 2 tháng Ủy ban châu Âu (EC) đã tìm cách thúc đẩy đàm phán với đề xuất giới thiệu cơ chế EDIS.
Ông Mario Draghi – Chủ tịch Ngân hàng TW châu Âu (ECB) nhấn mạnh vấn đề cơ bản nằm ở việc giảm thiểu rủi ro cũng như chia sẻ rủi ro cần được tiến hành song song với công cuộc xây dựng EDIS, tương đồng với đề xuất của Phần Lan.
Phần Lan tỏ rõ ý kiến sẽ không ủng hộ kế hoạch này cho đến khi nào rủi ro tại các ngân hàng châu Âu giảm đáng kể.
Trước đó vào tháng 10 vừa qua, EC đã đưa ra kế hoạch giảm thiểu rủi ro tại các ngân hàng ở châu lục này sau cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài gần một thập kỷ, đồng thời hối thúc các quốc gia thành viên cùng chia sẻ gánh nặng rủi ro tài chính. Trọng tâm của bản kế hoạch này là nhằm xây dựng cơ chế BHTG chung châu Âu (EDIS) sẽ chi trả bảo hiểm tiền gửi lên tới 100.000 Ơ-rô trong trường hợp xảy ra đổ vỡ kể từ cuối năm 2018 trở đi.
Hiện tại, các quốc gia thành viên EU, Ủy ban giám sát ngân hàng của ECB và EC sử dụng các tiêu chí khác nhau để đánh giá các ngân hàng. Vì vậy, ông Saarenheimo cho rằng việc đưa ra bộ tiêu chuẩn thống nhất trong vài tháng tới sẽ giúp thúc đẩy đàm phán xây dựng cơ chế EDIS.
Trong khi đó, Đức chủ trương hạn chế các ngân hàng được phép giữ trái phiếu chính phủ. Phần Lan chia sẻ thực ra điều đó là không cần thiết, mấu chốt là phải đảm bảo các ngân hàng chịu đựng được nhưng rủi ro thực tế phát sinh từ các khoản nợ.
ĐTT
Nguồn: [Bloomberg]
https://www.bloomberg.com/news/articles/2017-12-04/nordea-s-move-into-bank-union-raises-stakes-on-deposit-insurance