Ông Vujovic cho biết thêm, việc giám sát Quỹ BHTG sẽ do một Hội đồng quản lý chịu trách nhiệm. Hội đồng này được thiết lập bởi các thành viên có trình độ và kinh nghiệm về BHTG đến từ một số cơ quan như: Ngân hàng Trung ương Serbia và Chính phủ.
Vấn đề hiện nay là nguồn Quỹ BHTG Serbia đang cạn dần. Việc áp dụng quy định mới sẽ giúp cải thiện tình hình, đồng thời cắt giảm được các chi phí không cần thiết trong xử lý đổ vỡ và chi trả tiền gửi được bảo hiểm – Bộ trưởng Tài chính nhấn mạnh.
Chính vì lý do này, Chính phủ Serbia đã phải sử dụng nguồn quỹ được huy động từ các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu. Tuy nhiên, các tổ chức này cũng đề nghị Chính phủ nhanh chóng áp dụng Luật BHTG và hoạt động của Cơ quan BHTG Serbia phải tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về BHTG.
Theo quy định hiện hành, hạn mức trả BHTG đối với người gửi tiền trong trường hợp xảy ra đổ vỡ không vượt quá 50.000 Euro (tương đương 57.246 USD).