Kết cấu của Sổ tay nghiệp vụ gồm 05 phần, cụ thể:
- Phần I: Những vấn đề chung về nghiệp vụ tham gia đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi QTDND, TCTCVM, CTTC được KSĐB;
- Phần II: Quy trình đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi QTDND, TCTCVM, CTTC được KSĐB tại BHTGVN;
- Phần III: Phương pháp đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi QTDND, TCTCVM, CTTC được KSĐB;
- Phần IV: Trách nhiệm của các đơn vị tham gia đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi QTDND, TCTCVM, CTTC được KSĐB;
- Phần V: Các nội dung hỗ trợ trong quá trình thực hiện cơ cấu lại các QTDND, TCTCVM, CTTC được KSĐB.
Ngoài ra, sổ tay nghiệp vụ có 05 phụ lục đính kèm. Trong đó, 03 phụ lục cập nhật danh mục các văn bản tham khảo áp dụng đối với QTDND; danh mục các văn bản tham khảo áp dụng đối với TCTCVM; danh mục các văn bản tham khảo áp dụng đối với CTTC để các đơn vị và cá nhân tại BHTGVN thuận tiện tra cứu văn bản khi tham gia đánh giá tính khả thi phương án phục hồi theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Sổ tay nghiệp vụ tập trung hướng dẫn cụ thể về nội dung và phương pháp đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi; quy trình thực hiện tại BHTGVN; trách nhiệm của các đơn vị tham gia đánh giá tính khả thi phương án phục hồi trong hệ thống.
Nội dung đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi QTDND, TCTCVM, CTTC được KSĐB theo quy định tại Điều 148a Luật Các TCTD đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 gồm:
+ Phương án tăng vốn điều lệ;
+ Phương án hoạt động kinh doanh trong giai đoạn phục hồi;
+ Phương án cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành;
+ Phương án xử lý tồn tại, yếu kém về tài chính, nợ xấu, tài sản bảo đảm và các biện pháp khắc phục các vi phạm pháp luật;
+ Phương án chi trả theo lộ trình đối với tiền gửi khách hàng là pháp nhân, tiền gửi, tiền vay của TCTD khác; phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay, bao gồm các khoản vay đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 145a Luật Các TCTD đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017;
+ Biện pháp hỗ trợ quy định tại Điều 148b Luật Các TCTD đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 cần áp dụng. Trong đó, bao gồm nội dung về việc QTDND, TCTCVM, CTTC được vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của BHTGVN từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ (nếu có); + Lộ trình, thời hạn thực hiện phương án phục hồi;
+ Các phương án liên quan đến TCTD hỗ trợ, bao gồm: Phương án hỗ trợ của TCTD hỗ trợ đối với QTDND, TCTCVM, CTTC được KSĐB; phương án hỗ trợ đối với TCTD hỗ trợ, trong đó bao gồm nội dung về việc BHTGVN mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước (nếu có); các phương án khác liên quan đến TCTD hỗ trợ (nếu có);
+ Các nội dung khác (nếu có).
Phương pháp đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi QTDND, TCTCVM, CTTC được KSĐB bao gồm: Phương pháp thống kê; so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp và các phương pháp khác. Sổ tay nghiệp vụ đã quy định chi tiết cách thức đánh giá tính khả thi đối với mỗi nội dung phương án phục hồi theo quy định tại Điều 148a Luật Các TCTD sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã nêu ở trên.
Về quy trình đánh giá tính khả thi phương án phục hồi đối với QTDND, TCTCVM, CTTC được KSĐB tại BHTGVN thực hiện theo phân công địa bàn quản lý. Chi nhánh BHTG khu vực: Tiếp nhận văn bản, tài liệu đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi từ Ban KSĐB; thực hiện đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi; lập báo cáo kết quả tham gia đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi; hoàn thiện và ký văn bản trả lời gửi Ban KSĐB về kết quả đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi.
Tại Trụ sở chính BHTGVN, Phòng Tham gia Kiểm soát đặc biệt và Thu hồi tài sản là đơn vị đầu mối tiến hành rà soát; phối hợp với các đơn vị xin ý kiến; tham mưu, trình Tổng giám đốc xem xét quyết định về kết quả BHTGVN tham gia đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi; thông báo tới Chi nhánh BHTGVN về quyết định kết quả tham gia đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi của Tổng Giám đốc.
Sơ đồ quy trình tham gia đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi
QTDND, TCTCVM, CTTC được KSĐB tại BHTGVN
(Nguồn: Sổ tay nghiệp vụ tham gia đánh giá tính khả thi phương án phục hồi của BHTGVN
Ghi chú: --------------> Bắt buộc
- - - - - - - -> Không bắt buộc
Về trách nhiệm của các đơn vị tại BHTGVN: Sổ tay nghiệp vụ quy định trách nhiệm cụ thể của Chi nhánh BHTGVN và các đơn vị có liên quan tại Trụ sở chính (phòng Tham gia Kiểm soát đặc biệt và Thu hồi tài sản; phòng Nguồn vốn và Đầu tư; các phòng, ban khác có liên quan).
Điểm mới của Sổ tay nghiệp vụ so với Quy chế tham gia đánh giá tính khả thi phương án phục hồi đó là, ngoài hướng dẫn chi tiết về nội dung, phương pháp đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi, quy định trách nhiệm cụ thể của Chi nhánh BHTGVN và các đơn vị có liên quan tại Trụ sở chính; sổ tay còn bổ sung nội dung ước tính chi phí xử lý trong việc lựa chọn biện pháp xử lý QTDND, TCTCVM, CTTC được KSĐB.
Theo Hiệp hội BHTG quốc tế (IADI), phương pháp xử lý theo nguyên tắc chi phí tối thiểu (Least cost resolution) được định nghĩa là quy trình mà cơ quan có thẩm quyền thực hiện các phương pháp xử lý ngân hàng đổ vỡ, bao gồm cả thanh lý, mà tốn ít chi phí nhất đối với cơ quan xử lý, hệ thống tài chính hoặc hệ thống BHTG. Mục tiêu trước tiên của nguyên tắc chi phí tối thiểu là hạn chế tối đa tổn thất đối với Quỹ BHTG vì điều này gắn liền với lợi ích của tổ chức BHTG, qua đó để giảm thiểu chi phí kinh tế, xã hội và ổn định hệ thống tài chính. Nguyên tắc chi phí tối thiểu là một trong các phương pháp khá phổ biến hiện nay và được nhiều nước áp dụng làm cơ sở để lựa chọn biện pháp xử lý TCTD yếu kém.
Các văn bản pháp lý ở Việt Nam chưa có quy định về áp dụng nguyên tắc chi phí tối thiểu trong việc lựa chọn biện pháp xử lý QTDND, TCTCVM, CTTC được KSĐB. Tuy nhiên, đây sẽ là cơ sở tham khảo để BHTGVN có thể đưa ra đánh giá về chi phí của từng biện pháp xử lý, là một trong những yếu tố cân nhắc khi đề xuất biện pháp xử lý phù hợp.
Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước về việc BHTGVN cần tham gia sâu hơn vào quá trình cơ cấu lại các TCTD yếu kém, đòi hỏi BHTGVN cần chủ động tham gia xây dựng các giải pháp cụ thể để nâng cao nghiệp vụ tham gia đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi QTDND, TCTCVM, CTTC được KSĐB, làm cơ sở để BHTGVN tham gia các biện pháp hỗ trợ như cho vay đặc biệt đối với QTDND, TCTCVM, CTTC được KSĐB; mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ. Mặc dù chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn về chỉ tiêu, tiêu chí, phương pháp đánh giá tính khả thi phương án phục hồi, nhưng BHTGVN đã chủ động và nỗ lực để xây dựng, ban hành Sổ tay nghiệp vụ tham gia đánh giá tính khả thi phương án phục hồi để cán bộ tham gia Ban KSĐB và BHTGVN thực hiện đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi theo yêu cầu của Ban KSĐB, từ đó từng bước góp phần hỗ trợ quá trình tái cơ cấu của các QTDND, TCTCVM, CTTC được KSĐB.