Nền kinh tế thị trường mới nổi đã trải qua thời điểm khó khăn trong những tháng gần đây khi lượng vốn ròng chảy vào các nền kinh tế giảm khoảng 122 tỷ USD (tương đương 9,6% so với cùng kỳ) và giảm mạnh trở lại trong hai tháng đầu năm nay. Vấn đề đặt ra là xu hướng này có còn tiếp tục?
Lo ngại trong ngắn hạn
Các nhà đầu tư toàn cầu đang ngày càng hứng chịu nhiều rủi ro hơn bởi chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ và châu Âu cũng như lo ngại về tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc cùng tác động tiêu cực của nó đối với nhu cầu toàn cầu và giá cả hàng hóa.
Với kinh nghiệm quá khứ, sự suy giảm lòng tin đã khiến dòng vốn chảy vào thị trưởng mới nổi giảm sút, đặc biệt là tại Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia và Brazil – những nước đang cần nguồn tài chính lớn từ bên ngoài hoặc đang chuẩn bị diễn ra các cuộc bầu cử với những kết quả không chắc chắn.
Cuộc khủng hoảng tại Crimea diễn ra bất ngờ, những lo ngại về ý định của Nga trong khu vực và trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga đã khiến các nhà đầu tư cảm thấy bất an.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2002 -2007 và sau đó cuộc khủng hoảng toàn cầu một lần nữa xảy ra vào năm 2008-2009 khi dòng vốn chảy vào thị trường các nước mới nổi tăng khi các nhà đầu tư toàn cầu tìm kiếm mức lời cao hơn trong bối cảnh tăng trưởng chậm và suy thoái kinh tế, lãi suất thấp và thanh khoản dồi dào tại các nước phát triển.
Trong thời gian này, các nhà đầu tư bỏ qua những rủi ro kinh tế và chính trị quốc gia riêng lẻ, gộp các nền kinh tế khác nhau thành một “loại tài sản duy nhất” (asset class) – vốn được xem như kiểu “đặt trứng một rổ”. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI ), vốn chủ sở hữu danh mục đầu tư, danh mục đầu tư và nợ thị trường mới nổi đạt mức cao kỷ lục. Các nhà đầu tư cũng trở nên nhạy cảm hơn với những danh mục đầu tư nợ.
Thật không may, một số nền kinh tế mới nổi, ngoại trừ Trung Quốc dựa trên những nguồn vốn lớn bất thường từ bên ngoài nhằm hỗ trợ cho nhu cầu trong nước và hiện thâm hụt ngân sách những nước này đang ngày một gia tăng. Đồng tiền mất giá cũng đang làm suy yếu khả năng cạnh tranh với bên ngoài. Các nền kinh tế mới đang phải hứng chịu cú đấm bởi luồng vốn ngắn hạn đang ồ ạt rút ra khỏi thị trường.
Các nhà đầu tư cũng đang ngày càng nhạy cảm hơn đối với thị trường mới nổi nhằm đề phòng rủi ro và các tổn thất bất ngờ. Họ đã bắt đầu có sự lựa chọn các quốc gia và lĩnh vực đầu tư. Mexico-đất nước đang cải cách mạnh mẽ và với mức thâm hụt tài khoản vãng lai ở mức dưới 2% GDP đã giành được sự tín nhiệm của nhiều nhà đầu tư - những người quay lưng lại với Brazil, đất nước đang phải đối mặt với nguy cơ chính trị, kinh tế giảm sút.
Xét về lĩnh vực, các doanh nghiệp cung cấp hàng tiêu dùng có quy mô trung bình đang trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư toàn cầu, trong khi các doanh nghiệp có mức vốn hóa lớn đã đánh mất dần sức hấp dẫn.
Ba trong số các thị trường mới nổi lớn nhất gồm Ấn Độ, Trung Quốc và Nga đang phải đối đầu với những thách thức đặc biệt. Tăng trưởng kinh tế Ấn Độ đang bị chậm lại đáng kể, thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai lớn, chính sách kinh tế chưa xác định cho đến khi cuộc tổng tuyển cử kết thúc vào tháng 5.
Nền kinh tế Nga vốn đã giảm tốc trước khi sáp nhập Crimea. Bây giờ Nga đang đứng trên bờ vực suy thoái kinh tế. Bộ trưởng Kinh tế của Nga Alexei Ulyukayev cho biết, kinh tế nước này trong quý 1 đã suy giảm 0,5% so với quý 4 năm ngoái, mặc dù so với cùng kỳ năm trước, GDP của nước này vẫn tăng trưởng 0,8%. Ngoài ra, 63 tỷ USD đã được rút khỏi thị trường Nga chỉ trong ba tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân khiến dòng vốn đầu tư rời bỏ Liên bang là do tình hình căng thẳng với Ukraine.
Với tiết kiệm trong nước dư thừa và việc duy trì kiểm soát vốn, Trung Quốc cách ly tương đối tốt với biến động dòng tiền ngắn hạn. Nhưng tình cảm các nhà đầu tư toàn cầu đối với Trung Quốc cũng suy giảm, phản ánh mối quan ngại về tăng trưởng chậm lại, nợ chính quyền địa phương gia tăng và cả sự mặc định thừa nhận đối với lĩnh vực ngân hàng ngầm.
Hy vọng tương lai thị trường mới nổi
Dòng vốn đổ vào các thị trường mới nổi có thể sẽ phục hồi vào cuối năm nay, nhưng không phải tất cả các nước và tất cả các lĩnh vực sẽ được hưởng lợi. Kinh tế Trung Quốc giảm tốc sẽ tác động tiêu cực đến các nước sản xuất hướng đến mục tiêu xuất khẩu như Hàn Quốc, Đài Loan và các nước xuất khẩu hàng hóa như Brazil và Nam Phi.
Tăng trưởng mạnh hơn so với dự kiến tại Mỹ có thể khiến Cục dự trữ Liên bang (Fed) quyết định tăng lãi suất, khuyến khích các nhà đầu tư chuyển dịch tài sản của họ từ thị trường mới nổi sang Mỹ. Nhưng các nhà đầu tư có thể yên tâm vì mới đây, chủ tịch Fed đã tuyên bố sẽ không tăng lãi suất ít nhất trong 2 năm tới.
Và bây giờ họ tập trung vào những rủi ro mới nảy sinh từ mối quan hệ Đông -Tây xấu đi, sự leo thang các biện pháp trừng phạt Nga có thể gây hiệu ứng lan truyền đến các thị trường mới nổi khác.
Về lâu dài, triển vọng đầu tư tại nền kinh tế mới nổi vẫn còn hứa hẹn, đặc biệt là tại những nước có nền tảng kinh tế vĩ mô mạnh, môi trường chính trị ổn định và tầng lớp trung lưu mở rộng. Làn sóng công nghiệp hóa và đô thị hóa hiện tại đang diễn ra nhanh hơn khi các nguồn tài nguyên đang dịch chuyển đến các hoạt động có năng suất cao hơn.
Với dân số và năng suất tăng nhanh hơn, lợi thế so sánh của các nền kinh tế thị trường mới nổi vẫn trội hơn so với các nền kinh tế phát triển, bất chấp khoảng cách này đã được thu hẹp trong thập kỷ qua. Các tập đoàn đa quốc gia lớn tại thị trường mới nổi như Samsung, Tata và Alibaba cũng sẽ thúc đẩy tăng trưởng tại quốc gia của họ và thúc đẩy dòng vốn FDI tại thị trường mới nổi.
Sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư tại thị trường mới nổi có lẽ sẽ thúc đẩy mạnh dòng vốn trong tương lai. Là một phần của chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư dài hạn, nhiều nhà đầu tư tại các tổ chức tài chính lớn đã đặt kế hoạch rót vốn vào tài sản tại thị trường mới nổi. Khi nhà đầu tư cá nhân bán tài sản mà họ nắm giữ tại thị trường mới nổi, các tổ chức tài chính đã liên tục mua vào trong suốt mùa hè năm 2013.
Trong vài tháng tới có thể sẽ vẫn tiếp diễn làn sóng rút vốn khỏi các nền kinh tế mới nổi gây áp lực đáng kể đối với các nước dễ bị tổn thương. Nhưng đối với các nhà đầu tư bán lẻ và tổ chức tài chính thì thị trường mới nổi vẫn có triển vọng cho đầu tư dài hạn.