Theo báo cáo, tính từ năm 2008 đến cuối năm 2012, tài sản của các ngân hàng trong Khu vực Eurozone đã giảm gần 12% so với năm 2008, xuống còn 29,5 nghìn tỷ euro (40 nghìn tỷ USD). Cũng trong khoảng thời gian này, số các ngân hàng đã giảm 10%, từ 2.909 ngân hàng xuống còn 2.654 ngân hàng. Đi kèm với sự sụt giảm này là sự sụt giảm về quy mô của hệ thống ngân hàng, như số lượng các chi nhánh, và số nhân viên làm việc trong ngành.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, các ngân hàng vẫn cần phải giảm bớt nợ, dù phần vay bằng tài sản ngân hàng trong tổng cho vay đã giảm xuống tại phần lớn các nước trong Khu vực Eurozone.
Theo báo cáo, các ngân hàng Đức đứng đầu về tổng tài sản trong hệ thống ngân hàng Khu vực Eurozone, với 7,6 nghìn tỷ euro tính đến cuối năm 2012. Tiếp đến là Pháp với tổng tài sản của hệ thống ngân hàng là 6,8 nghìn tỷ euro. Các ngân hàng Tây Ban Nha và Italy đứng ở các vị trí thứ ba và thứ tư, với tổng giá trị tài sản lần lượt là 3,9 nghìn tỷ euro và 2,9 nghìn tỷ euro.
Báo cáo cũng cho biết các ngân hàng hiện đang nắm giữ các cổ phiếu nợ nhiều hơn, trong đó chủ yếu là các trái phiếu chính phủ. Trong một số trường hợp, họ buộc phải chấp nhận những tài sản dễ bán để đáp ứng được những quy định và yêu cầu mới.
Tuy nhiên, việc nắm giữ trái phiếu chính phủ nhiều hơn đang khiến các ngân hàng bị ảnh hưởng nhiều hơn vào tình trạng tài chính của chính phủ, một sự trói buộc khiến những vấn đề về nợ chính phủ của châu Âu trở nên lớn hơn trong cuộc khủng hoảng vừa qua ở khu vực. Hiện các quan chức châu Âu đang tìm cách giảm bớt sự trói buộc này.
Báo cáo trên của ECB được đánh giá là rất quan trọng bởi thể chế tài chính này đang chuẩn bị bắt đầu một cuộc sát hạch mới "sức khỏe" của hệ thống ngân hàng khu vực.
Trong đợt sát hạch lần này, ECB sẽ cố gắng tìm ra những khoản lỗ bị che giấu, như các khoản cho vay không đòi được chẳng hạn, và chỉ ra những ngân hàng cần phải củng cố tình hình tài chính bằng cách tăng thêm vốn.
Việc kiểm tra tài sản của các ngân hàng lần này là một cuộc sát hạch lớn về sự tín nhiệm của Liên minh châu Âu (EU), tiếp sau hai cuộc kiểm tra trước đó về sức chịu đựng áp lực của các ngân hàng do European Banking Authority tiến hành vào các năm 2009 và 2011. Tuy nhiên, hai cuộc sát hạch đó được cho là đã không chạm được tới cốt lõi của những vấn đề đang tồn tại trong hệ thống ngân hàng châu Âu.
Báo cáo cũng làm nổi bật lên một số vấn đề mà các quan chức châu Âu đang và sẽ phải đối phó khi siết chặt hơn việc giám sát các ngân hàng, cũng như nỗ lực biến hệ thống này trở nên vững vàng hơn trước các cuộc khủng hoảng và tăng cường khả năng hỗ trợ cho tăng trưởng thông qua việc cho các doanh nghiệp vay tiền.
Ngân hàng có vai trò tối quan trọng ở châu Âu bởi chúng là nguồn cung cấp tín dụng chính cho các công ty và doanh nghiệp. Tại Mỹ, các hãng, công ty và doanh nghiệp phụ thuộc ít hơn vào hệ thống ngân hàng, bởi họ có thể huy động vốn từ các nhà đầu tư thông qua việc bán trái phiếu doanh nghiệp hoặc là các cổ phiếu nợ khác.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...