Thực tế, mạng an toàn tài chính toàn cầu đề cập đến phòng chống khủng hoảng và biện pháp giải quyết, hoàn thiện tự bảo hiểm (dự trữ); thoả thuận song phương (ví dụ: phạm vi quy đổi giữa các ngân hàng trung ương trong giai đoạn khó khăn); thoả thuận khu vực như ở Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ La Tinh; và thoả thuận đa phương với IMF tại chính trung tâm.
Những phát triển gần đây trong nền kinh tế toàn cầu đã nêu bật sự cần thiết phải tăng cường hơn nữa mạng an toàn tài chính toàn cầu. Với sự hưởng ứng hợp tác giữa các nước đối với khủng hoảng tài chính toàn cầu, khả năng cho vay của IMF đã tăng gấp 3 lần. Tổng phân bổ đồng tiền dự trữ quốc tế SDR đạt 250 tỷ đô la Mỹ. Một cuộc kiểm tra lớn đã được tiến hành về khả năng của IMF khi cho vay khoản tiền lớn và điều khoản cho vay phù hợp với thế mạnh và tình hình tài chính khác nhau của các nước.
Gần đây, IMF đã thông qua cải cách hơn nữa để tăng cường năng lực nhằm hỗ trợ các nước thành viên trong việc ngăn chặn các cuộc khủng hoảng. Những cải cách này bao gồm: (i) Dòng tín dụng linh hoạt (FCL) đã được cải tiến nhằm tăng hiệu quả và khả năng dự đoán; (ii) Dòng tín dụng phòng ngừa mới (PCL) đã được lập ra để các nước sử dụng rộng rãi các công cụ phòng chống khủng hoảng mà những nước đó có các quy tắc và chính sách hợp lý nhưng chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn của FCL. Những cải cách này thúc đẩy công cụ phòng chống khủng hoảng, được các thành viên sử dụng rộng rãi hơn. Nó khắc phục tình trạng bất ổn và ảnh hưởng lan rộng đòi hỏi các nước cần phải tăng cường các công cụ bảo hiểm. Nhiều nước bị ảnh hưởng bởi những tác động như vậy có thể đồng thời triển khai FCL.
Thảo luận để tăng cường sự phối hợp trong mạng an toàn tài chính toàn cầu, trong đó có năng lực của Quỹ để đối phó với sự lan rộng của các cuộc khủng hoảng có hệ thống, cũng đang diễn ra: IMF đang tìm kiếm lựa chọn theo Cơ chế Ổn định Toàn cầu (GSM) giúp IMF chủ động cung cấp thanh khoản cùng với thoả thuận hỗ trợ thanh khoản song phương và khu vực nhằm giảm sự lan rộng các cuộc khủng hoảng có hệ thống. Thảo luận trước đó cũng bao gồm những nỗ lực để phát triển sức mạnh tổng hợp của các thoả thuận tài trợ khu vực (RFAs) cả về hoạt động giám sát và đồng tài trợ.
Các tin khác
Tổng quan về Tổng công ty BHTG Đài Loan
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Đài Loan (CDIC, Trung Quốc) là một trong những mô hình tổ chức BHTG tiến bộ điển hình ở Châu Á. Được thành lập năm 1985 trên một nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG, CDIC là thành viên không thể thiếu của mạng an toàn tài chính quốc gia Đài Loan.
Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia chính thức hoạt động
Ngân hàng Trung ương Ethiopia (NBE) chính thức thành lập Quỹ bảo hiểm tiền gửi Ethiopia (EDIF) từ tháng 11/2023 với tư cách là một thành viên của Mạng an toàn tài chính, bảo vệ cho cho người gửi tiền của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô, phòng ngừa việc rút tiền hàng loạt.
Campuchia: Nghiên cứu thành lập bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống tài chính quốc gia
Ngày 31/10/2023, tại Kampong Thom, trong sự kiện “Ngày Tiết kiệm Asian”, Ngân hàng Trung ương Campuchia (NBC) đã giới thiệu về bảo hiểm tiền gửi và vai trò đối với hệ thống tài chính quốc gia nhằm nâng cao niềm tin công chúng và thúc đẩy tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Khmer Riel.
Uganda: Quỹ bảo hiểm tiền gửi tăng gấp 3 lần
Chính phủ Uganda vừa công bố tăng Quỹ bảo hiểm tiền gửi (DPF) từ 400 tỷ Shs (tương đương 117 triệu đô la Mỹ) lên 1,3 nghìn tỷ Shs (tương đương 345 triệu đô la Mỹ).
PIDM tổ chức Hội nghị chuyên đề xử lý đổ vỡ quốc gia lần thứ nhất
Vừa qua, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)...